Quốc tế

Nga lập ‘Vùng chết’ với mọi phương tiện tác chiến

Các phương tiện tác chiến điện tử thế hệ mới của Nga có thể vô hiệu hóa máy bay chiến đấu, UAV, tên lửa hành trình và phương tiện trinh sát.

Tàu ngầm Nga có đòn tấn công đáng sợ hơn Bulava / Chuyên gia: J-20 Trung Quốc tốt nhưng vẫn thua Su-57 Nga!

Vì lợi ích an ninh Nga sẽ lập ra các "vùng chết" mà máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, vũ khí chính xác và máy bay không người lái (UAV) của đối phương gần như hoàn toàn không thể tiếp cận được, Izvestia hôm 21/4 dẫn nguồn tin trong quân đội Nga cho biết.

Theo tin của báo, trong năm nay sẽ diễn ra các cuộc diễn tập tương ứng của binh chủng tác chiến điện tử (EW). Việc tiến hành các cuộc diễn tập này trong cả nước được Bộ Quốc phòng Nga lên kế hoạch vào năm tới.

“Nga có thể lập ra hệ thống bảo vệ trên thực tế là bất khả xâm phạm không chỉ đối với các hạng mục quân sự mà còn cả các cơ sở xã hội và công nghiệp” - tờ báo dẫn lời nhà sử học quân sự Dmitry Boltenkov, khẳng định.

Ông Dmitry Boltenkov lưu ý đến tính năng của các hệ thống tác chiến điện tử, chẳng hạn như có thể gây nhiễu vệ tinh dẫn đường, triệt tiêu tín hiệu vô tuyến dò độ cao và "gây nhiễu" các kênh điều khiển của các trạm mặt đất.

Ngoài ra, các phương pháp tác động trực tiếp theo những nguyên lý vật lý mới để đốt cháy các thiết bị điện tử cũng đang được nghiên cứu phát triển.

Tờ báo cũng dẫn lời chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky cho biết, Nga đã tạo ra "một tổ hợp bao gồm cả hệ thống phòng không và hệ thống tác chiến điện tử"; đặc biệt, các tổ hợp Pole-21, Murmansk-BN và Krasukha-4 là những phương tiện tác chiến điện tử có triển vọng.

Các hệ thống này tước bỏ khả năng của đối phương sử dụng vũ khí chống lại Nga, hoặc ít nhất giảm hẳn hiệu quả của việc sử dụng vũ khí và tước bỏ khả năng hoạt động trinh sát.

Nga lap ‘Vung chet’ voi moi phuong tien tac chien
Mô hình hoạt động tác chiến điện tử của hệ thống Krasukha-S4

Một trong những nhiệm vụ của bất kỳ tổ hợp tác chiến điện tử nào là làm nhiễu loạn hệ thống định vị của đối phương, làm cho các thiết bị trinh sát và hệ thống nhắm mục tiêu không hoạt động, khiến đối phương bị mất phương hướng. Tức là “làm choáng”, “làm mù”, “làm đối phương phát điên”.

Một trong những hệ thống tiên tiến nhất là hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4. Nó bao phủ toàn bộ một vùng có bán kinh vài trăm km, áp chế tất cả các nguồn phát xạ vô tuyến, ví dụ như các radar trên máy bay tấn công, máy bay trinh sát và máy bay không người lái. Ngay cả các máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm (AWACS) cũng không thể chống lại Krasukha-4.

Các đơn vị tác chiến điện tử còn có nhiệm vụ chống lại máy bay do thám không người lái. Họ được giao nhiệm vụ bắn hạ UAV trong sự tương tác với các lực lượng phòng không, hoặc ép buộc UAV phải hạ cánh bằng cách gây nhiễu điện tử và giải mã chương trình điều khiển.

Các kỹ sư Nga vượt xa các nhà phát triển phương Tây trong lĩnh vực thiết kế chế tạo lớp bảo vệ điện tử cho xe bọc thép và máy bay. Ví dụ, hệ thống Rtut-BM mới nhất phát hiện quả tên lửa khi nó đang đến gần và gửi tín hiệu công suất cao về phía nó, kết quả là quả tên lửa phát nổ ở khoảng cách an toàn.

Các máy bay trực thăng chiến đấu và các phiên bản mới nhất của máy bay cường kích Su-25 đều được trang bị tổ hợp gây nhiễu Vitebsk.

 

Tổ hợp này triệt tiêu tín hiệu quang và điện tử của radar và vô hiệu hóa tên lửa với đầu phát nhiệt, “ làm mù” tên lửa của đối phương bằng đèn chiếu laser; kể cả tên lửa của các hệ thống phòng không vác vai.

Tất cả các máy bay tiêm kích ném bom Su-34 đều được trang bị tổ hợp EW Khibiny, khiến máy bay gần như vô hình trước radar của đối phương. Nhờ đó, Su-34 có khả năng sống sót cao gấp nhiều lần.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm