Quốc tế

Nga phá thế trận Mỹ ở vùng Vịnh

Moscow sẽ điều tàu hộ vệ, tàu tiếp dầu và tàu kéo cứu hộ tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Iran và Trung Quốc tại vịnh Oman.

Chuyên gia Nga chỉ toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ với S-400 và Patriot / Nga kiêu hãnh, Mỹ choáng váng về vũ khí siêu thanh

Tạo chân kiềng chống Mỹ

Nga cùng Trung Quốc và Iran bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung "Vành đai an ninh biển" từ ngày 27-30/12 ở Ấn Độ Dương và Vịnh Oman. Cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên giữa 3 nước thu hút sự chú ý trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng như quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Nga không có dấu hiệu được cải thiện.

Trang tin của Bộ Quốc phòng Nga thông báo, Moscow sẽ điều tàu hộ vệ, tàu tiếp dầu và tàu kéo cứu hộ tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Iran và Trung Quốc tại vịnh Oman.

Tờ Sao Đỏ đưa tin: "Theo thỏa thuận giữa các bên từ ngày 27-30/12 đội tàu chiến thuộc Hạm đội Baltic gồm tàu hộ vệ Yaroslav Mudry, tàu tiếp dầu Yelnya và tàu kéo cứu hộ Viktor Konetsky sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga, Iran và Trung Quốc". Thủy thủ 3 nước sẽ xử lý những tình huống tác chiến chung, tổ chức liên lạc và cứu hộ tàu gặp nạn, cũng như diễn tập tìm kiếm và giải cứu một con tàu bị "cướp biển" băt giữ.

Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry thuộc Hạm đội Baltic của Nga
Tàu hộ vệ Yaroslav Mudry thuộc Hạm đội Baltic của Nga

Trong cuộc họp báo thường kỳ mới đây, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian thông báo nước này sẽ điều tàu Xining tham gia cuộc tập trận nhằm mục đích tăng cường hợp tác giữa lực lượng hải quân của 3 nước. Xining là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, có biệt danh "sát thủ tàu sân bay", được trang bị tên lửa hành trình chống tàu và tấn công mặt đất.

Theo người phát ngôn này, cuộc tập trận là "hoạt động trao đổi quân sự bình thường" giữa 3 lực lượng vũ trang và phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông Wu Qian nói: "Cuộc tập trận không nhất thiết phải liên quan tới tình hình của khu vực".

Trong khi đó, hãng tin Tân Hoa dẫn lời ông Wu Qian nói rằng cuộc tập trận này còn thể hiện thiện chí và khả năng của 3 bên trong việc phối hợp bảo vệ hòa bình thế giới, an ninh hàng hải, và tích cực xây dựng một cộng đồng hàng hải cùng chung một tương lai.

Về phía Iran, Chuẩn tướng Abolfazl Shekarchi, người phát ngôn các lực lượng vũ trang Iran, ngày 25/12 nói rằng Ấn Độ Dương và Vịnh Oman là những khu vực then chốt đối với thương mại quốc tế và duy trì an ninh tại vùng biển này là một nhiệm vụ quan trọng. Ông nói: "Cuộc tập trận này diễn ra nhằm ủng hộ và tăng thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ an ninh cho thương mại quốc tế tại khu vực".

Nga pha the tran My o vung Vinh
Iran sẵn sàng áp dụng chiến thuật "độc" tại vùng Vịnh

Theo giới phân tích quốc tế, vịnh Oman là một tuyến đường biển đặc biệt nạy cảm vì kết nối với eo Hormuz, nơi 1/5 lượng dầu mỏ của thế giới được vận chuyển qua. Cuộc tập trận cũng diễn ra đúng lúc quan hệ giữa Mỹ và Iran tiếp tục căng thẳng kể từ sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của nước này.

Washington đã đề xuất hình thành một liên minh hàng hải do Mỹ đứng đầu sau khi xảy ra nhiều vụ tấn công hồi tháng 5 và tháng 6 nhằm vào các tàu thương mại quốc tế tại vùng Vịnh, trong đó có cả các tàu chở dầu của Saudi Arabia, mà Mỹ cáo buộc Iran đã gây ra nhưng Tehran phủ nhận các cáo buộc.

Tình hình tiếp tục nóng lên với vụ đột kích vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia hồi tháng 9 mà Mỹ và Saudi Arabia đều cho rằng do Iran đứng đằng sau. Iran cũng phủ nhận cáo buộc này, trong khi đó Liên hợp quốc khẳng định kết quả điều tra không thể xác minh nguồn ngốc các vũ khí tấn công là của Iran.

Nga thạm vọng đánh bật Mỹ

Theo giới phân tích, cơ sở địa chính trị cho cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga-Trung Quốc-Iran là: Cả 3 nước đều có quan hệ thù địch với Mỹ và ngày càng sẵn sàng có những hành động hợp tác trong lĩnh vực an ninh nhằm phô trương lực lượng của mình. Phát biểu với hãng thông tấn Mehr của Iran, Chuẩn đô đốc Khanzadi từng ngụ ý rằng "một cuộc tập trận quân sự giữa một số quốc gia, cho dù là trên bộ, trên biển hay trên không, cho thấy sự mở rộng hợp tác đáng kể giữa các quốc gia này".

 

Trong khi Mỹ tăng cường hoạt động quân sự tại khu vực vùng Vịnh thì Nga, Trung Quốc và Iran, thậm chí cả châu Âu cũng có những “sáng kiến” riêng của mình. Mỹ đã tiến hành một chiến dịch hải quân tại Bahrain hồi tháng 11 vừa qua với danh nghĩa bảo đảm an ninh cho tuyến hàng hải ở vịnh Ba Tư. Washington cũng lên kế hoạch khởi động và dẫn dắt Ý tưởng An ninh Hàng hải Quốc tế tại Vùng Vịnh (IMSC), với sự tham gia của Australia, Bahrain, Saudi Arabia và Anh.

Nga pha the tran My o vung Vinh
Tàu chiến Xining của Trung Quốc

Các nước khác cũng bắt đầu can dự, trong đó Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly hồi tháng 11 cho hay một sáng kiến giám sát hàng hải do châu Âu dẫn đầu, đặt trụ sở tại căn cứ hải quân Pháp ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), sẽ có nhiệm vụ duy trì hoạt động giám sát tại khu vực biển của Vùng Vịnh.

Nga có sáng kiến An ninh Tập thể tại vịnh Ba Tư, được Trung Quốc ủng hộ. Trong khi đó, Iran có kế hoạch Nỗ lực Hòa Bình Hormuz (HOPE). Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran, ông Ali Shamkhani cho hay sáng kiến này không có sự tham gia của bất cứ cường quốc bên ngoài nào mà chỉ là một liên minh giữa các nước khu vực. Hải quân Iran cũng đang tăng cường sức mạnh qua việc mua các máy bay không người lái mới và các công nghệ khác.

Truyền hình Iran khi đưa tin về lễ khai mạc cuộc tập trận chung với Nga và Trung Quốc, diễn ra tại thành phố cảng Chahbahar ở phía Đông Nam trong Vịnh Oman, đã nhấn mạnh cuộc tập trận này cho thấy Iran không bị cô lập, bất chấp việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc trên thế giới, còn gọi là Kế hoạch chung toàn diện (JCPOA).

Riêng đối với Nga, giới phân tích phương Tây thừa nhận Moscow đang rất khéo léo trong việc can dự tại vùng Vịnh, thậm chí có thể thế chân Mỹ. Sáng kiến An ninh Tập thể của Nga, tuy không mới, song có triển vọng thay thế chiếc ô phòng thủ của Mỹ và đưa Nga thành một nhà môi giới quyền lực cùng với Mỹ.

 

Nga pha the tran My o vung Vinh
Nga có đủ sức phá thế trận Mỹ ở vùng Vịnh?

Đề xuất của Nga không chỉ đòi hỏi tạo lập một “liên minh chống khủng bố” mà còn hướng đến loại bỏ việc “triển khai quân thường trực của các quốc gia ngoài khu vực ở các quốc gia vùng Vịnh”, ám chỉ các lực lượng và căn cứ của Mỹ, Anh, và Pháp.

Phản ứng trước cuộc tập trận hải quân chung của Nga-Trung Quốc-Iran, Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ sẽ theo dõi cuộc tập trận này và sẵn sàng đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sean Robertson nêu rõ: "Chúng tôi biết về cuộc tập trận đa phương được Iran, Trung Quốc và Nga tiến hành. Chúng tôi đang theo dõi cuộc tập trận này và sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác và đồng minh của mình để đảm bảo cho tàu thuyền tự do đi lại và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm