Nga quyết định từ bỏ tên lửa Burevestnik và ngư lôi Poseidon?
Việt Nam chế tạo xe phá mìn trên khung gầm M113 / Tiêm kích JAS 39E đầu tiên của Thụy Điển bay thử nghiệm
Nga có thể ngừng phát triển "vũ khí ngày tận thế". Ảnh: TASS.
Theo Cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung ương số 4 thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga - Thiếu tướng Vladimir Dvorkin, nguyên nhân chủ yếu là vì một "siêu vũ khí" như vậy đơn giản sẽ không nằm trong hiệp ước New START.
Tuy nhiên nếu vì lý do nào đó mà Hoa Kỳ từ chối ký kết thỏa thuận thì Nga có thể dễ dàng tái khởi động công việc phát triển vũ khí mới nhất và gửi cho quân đội trong vòng 3 - 5 năm.
"Nếu chúng ta cho phép một cuộc tấn công chỉ bằng một ngư lôi hạt nhân Status-6, nếu thành công, nó có thể dễ dàng phá hủy một trong những bờ biển của Hoa Kỳ, và rõ ràng Washington sẽ phải đồng ý ký kết hiệp ước mới".
"Một số thất bại với tên lửa Burevestnik rõ ràng có nghĩa đã khiến Hoa Kỳ cho rằng không nên sợ những vũ khí này, tuy nhiên với cách tiếp cận phù hợp, những tên lửa như vậy có thể được cải thiện bằng cách hạ thấp đặc điểm của chúng, nhưng đồng thời có được hoạt động ổn định", một nhà phân tích của Avia.pro cho biết.
Cần làm rõ rằng Hoa Kỳ chưa bình luận về nhận định "khai tử" tên lửa Burevestnik và ngư lôi hạt nhân Poseidon vừa được truyền thông Nga đề cập, tuy nhiên các công nghệ độc đáo của Nga chắc chắn gây áp lực lên Washington.
End of content
Không có tin nào tiếp theo