Nga sẵn sàng tái sản xuất tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn thời Liên Xô?
Tính năng tên lửa Kh-38 của Nga / Nguy cơ gián đoạn thương mại quốc tế trên Biển Đỏ
Tên lửa đạn đạo tầm trung hiện không còn trong thành phần tác chiến của Lực lượng vũ trang Nga, trong khi số lượng tầm ngắn là tương đối ít, tuy nhiên thực trạng trên có thể sớm thay đổi trong tương lai gần.
Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SRMS) của Liên bang Nga - Tướng Sergei Karakayev mới đây đã cung cấp cho báo chí một thông tin rất thú vị.
Ông Karakayev cho biết ngành công nghiệp quân sự Nga dường như có nền tảng công nghệ và chuyên gia cần thiết để tiếp tục sản xuất tên lửa đạn đạo tầm trung cũng như tầm ngắn trong thời gian sắp tới để bàn giao hàng loạt cho quân đội.
Tướng Karakaev đã nói về vấn đề này với tờ báo Zvezda, Nga.
Bài viết nhắc lại việc Liên Xô đã loại bỏ các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn dưới thời ông Gorbachev vào năm 1987, như một phần của Hiệp ước INF, quy định việc "giải giáp" tên lửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km triển khai trên đất liền ở Châu Âu.
Khi người Nga nói rằng họ có cơ sở công nghệ để sản xuất tên lửa đạn đạo tầm trung, chẳng hạn như RSD-10 Pioneer dưới thời Liên Xô, rõ ràng điều này là thực tế chứ không phải lời nói phóng đại.
Chúng ta có thể nhớ lại rằng vào tháng 9 năm 2023, Liên bang Nga đã tuyên bố đình chỉ công việc liên quan đến tên lửa đạn đạo bí ẩn thuộc dự án Zmeevik, được cho là có đặc tính chống tàu.
Nhưng cho đến năm 2017, Moskva vẫn đang thực hiện Dự án RS-26 Rubezh. Chương trình này dường như đã thực hiện được một số lần phóng thử nghiệm thành công, nhưng sau đó ưu tiên dành cho tên lửa hành trình 9M729 Iskander-K.
Đối với tên lửa tầm ngắn, tức là từ 500 đến 1000 km, ở đây mọi việc có vẻ khó khăn hơn. Cho đến năm 1990, Liên Xô đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa Temp-S - đây là một tên lửa đạn đạo có tầm phóng lên tới 900 km.
Nhưng điều đáng nói ở đây là Liên bang Nga đã không tiến hành nghiên cứu những tên lửa với tính năng như vậy, bởi vì trong mọi trường hợp, không có dữ liệu công khai nào về công việc liên quan.
Do vậy giới quan sát nhận xét, có thể đây là thông tin được đưa ra nhằm tạo vỏ bọc hợp pháp hóa việc tiếp nhận tên lửa đạn đạo có tầm bắn lên tới 1.000 km, từ các đối tác nước ngoài.
Nhà cung cấp tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn với số lượng lớn cho Quân đội Nga theo đánh giá có thể là Iran hoặc Triều Tiên, khi hai quốc gia trên có kho dự trữ rất dồi dào và đang tăng cường hợp tác quân sự với Moskva.
Đặc biệt hiện tại hợp tác quân sự giữa Liên bang Nga và Triều Tiên đạt đến mức độ chặt chẽ chưa từng thấy, mới đây có thông tin Moskva đã cung cấp cho Bình Nhưỡng công nghệ sản xuất máy bay giám sát radar A-50.
Nhưng vẫn còn một khả năng khác được nhắc tới, đó là Nga sẽ gấp rút chế tạo "phiên bản tăng tầm" của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, khi lời nhận xét về khả năng kéo dài tầm bắn lên mức 1.000 - 2.000 km đã được đưa ra từ lâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025