Quốc tế

Nguy cơ gián đoạn thương mại quốc tế trên Biển Đỏ

Tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ đang đặt ra những nguy cơ về gián đoạn tuyến hàng hải thương mại quan trọng của thế giới.

Đức chuyển từ phụ thuộc khí đốt Nga sang khí đốt Na Uy / Máy bay ném bom tàng hình PAK DA đạt được cột mốc then chốt

Căng thẳng trên Biển Đỏ đe dọa thương mại toàn cầu - Ảnh 1.Tàu chở hàng Galaxy Leader (phải) bị lực lượng Houthi bắt giữ ngày 17/12, về tới cảng tỉnh Hodeida, ngoài khơi Biển Đỏ. (Ảnh: AFP)

Suốt 1 tháng qua, hơn 100 vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái đã được Phong trào Houthi ở Yemen thực hiện vào các tàu thuyền trênBiển Đỏ. Đây là tuyến đường huyết mạch vận chuyển khoảng 1.000 tỷ USD giá trị hàng hóa toàn cầu. Hàng loạt hãng vận tải biển lớn đã tạm dừng lịch trình qua Biển Đỏ.

Theo nhận định mới nhất từ các chuyên gia kinh tế, khủng hoảng đang diễn ra tại Biển Đỏ có khả năng làm giảm 20% năng lượng vận tải toàn cầu. Đây có thể là một "đòn giáng" mới vào chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới, làm gia tăng áp lực lạm phát vốn đang ở mức cao trên toàn cầu. Ít nhất đã có 121 tàu container chuyển sang tuyến đường dài hơn, cung đường chạy qua Mũi Hảo Vọng ở nam châu Phi, để tránh Kênh đào Suez và Biển Đỏ.

Ông Jan Hoffmann, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), cho biết: "Giá cước vận chuyển container đã tăng lên. Chúng đã tăng lên mức cao nhất vào năm 2023. Dù mức giá này là thấp so với khủng hoảng chuỗi cung ứng thời COVID nhưng vẫn cao hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm 2023".

Cũng theo chuyên gia này, chi phí đội lên của các chuyến tàu hàng này rồi cuối cùng cũng sẽ đè nặng lên túi tiền của người tiêu dùng các quốc gia.

Ông Jan Hoffmann nhận định: "Có thể sẽ mất hàng tháng để giá cả đội lên này có tác động lên người tiêu dùng. Nhưng chắc chắn điều đó sẽ xảy ra".

 

Theo thông tin do tạp chí Nikkei (Nhật Bản) tổng hợp, khoảng 300 tàu thuyền đã ghé qua New York và Savanna, hai thành phố cảng thuộc bang Georgia của Mỹ. Hầu hết các tàu này là tàu container đi từ Singapore và một số cảng ở Đông Á. Chuyên gia của S&P Global cho biết: "Chi phí vận chuyển trên tuyến đường nối trục Á-Âu có thể sẽ tăng khoảng 15%, khi tính chi phí nhiên liệu trừ phí Kênh đào Suez, đồng thời cũng sẽ có thêm chi phí bảo hiểm tăng". Phí vận chuyển cao hơn và sự chậm trễ trong việc giao hàng sẽ ảnh hưởng đến khoảng 47% giá các mặt hàng đồ chơi, khoảng 40% giá cả thiết bị gia dụng và khoảng 40% hàng may mặc được vận chuyển giữa các nền kinh tế châu Á và phương Tây. Tuy nhiên theo giới phân tích, mức độ tác động cũng sẽ tùy thuộc vào việc cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu.

Ông Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng ING tại Đức, cho biết: "Mùa mua sắm cuối năm nay sẽ vẫn an toàn bởi hàng hóa phục vụ lễ Giáng sinh và Năm mới hiện đã đến các cảng ở châu Âu, và không còn bị tác động bởi gián đoạn ở Biển Đỏ. Dù vậy ngay sau dịp lễ, các nút thắt cổ chai sẽ xuất hiện trở lại và gây khó khăn cho các cửa hàng cũng như người tiêu dùng".

CNBC trích dẫn mới nhất cho thấy, tính đến ngày 21/12, giá cước vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến Anh đã tăng vọt chỉ trong vài giờ, lên 10 nghìn USD, cao gấp 4 lần so với tuần trước. Chi phí vận tải bằng đường hàng không cũng tăng 13% trong tuần này, trong khi chi phí chở hàng bằng xe tải tại Trung Đông tăng gấp đôi. Các doanh nghiệp châu Âu được cho là chịu nhiều ảnh hưởng nhất, bởi chuỗi cung ứng của họ phụ thuộc rất nhiều vào tuyến đường đi qua Biển Đỏ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm