Nga sẽ tiêu hủy 2 tên lửa hạt nhân chiến lược mạnh nhất thế giới
Tổng thống Mỹ đe dọa tấn công Iran bằng vũ khí "hoàn toàn mới" / Từ Trung Đông tới châu Phi, "hung thần" Mi-35M Nga tung bão lửa thị uy
Theo RT, hai tên lửa R-36M2 (NATO định danh là SS-18 Satan) hiện đang nằm tại một cơ sở quân sự ở vùng Urals của Nga. Các tên lửa này theo kế hoạch sẽ bị phá hủy vào cuối tháng 11/2020, hãng tin Interfax dẫn một hợp đồng liên quan tới nhà thầu phụ trách tiêu hủy vũ khí, cho hay.
Theo RT, 2 tên lửa được coi là mạnh nhất thế giới vào thời điểm này, nặng 52 tấn mỗi quả và chúng sẽ được tháo rời ra vì chứa nhiều kim loại quý hiếm.
Mỗi quả tên lửa “quỷ Satan” có 1,2 kg vàng, 19 kg bạc, vài gam bạch kim, 26 tấn kim loại. Phần còn lại của tên lửa như sợi thủy tinh, các bộ phận bằng cao su sẽ được Nga tái chế.
Theo Interfax, Nga sẽ hủy 2 tên lửa này nhằm tuân thủ theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Hạt nhân chiến lược (New Start) ký giữa Mỹ và Nga. Đây là hiệp ước kiểm soát vũ cuối cùng mà 2 bên còn thỏa thuận và dự kiến hết hạn vào năm 2021, theo RT. Nga liên tục thúc giục Mỹ đàm phán về việc kéo dài New Start trong khi Washington được cho chưa bày tỏ quá nhiều mối quan tâm tới việc này.
Dù vẫn là một thế lực đáng sợ, tuy nhiên, R-36M2 được cho đã khá cũ. Theo kế hoạch của Nga, biến thể RS-28 Sarmat sẽ được đưa vào biên chế thay thế cho R-36M2. Các tên lửa Sarmat sẽ có khả năng mang mọi loại đầu đạn hạt nhân, bao gồm phương tiện bay siêu thanh Avangard, loại đầu đạn có khả năng bay nhanh gấp 27 lần tốc độ âm thanh mới được Nga đưa vào biên chế cuối năm 2019.
Tên lửa Sarmat có tầm tấn công là 18.000 km với tổng khối lượng khi phóng đi là 208,1 tấn. Sarmat dài 35,5 mét, đường kính 3 mét và tải trọng nhiên liệu là 178 tấn.
Theo truyền thông Nga, Samart được cho có thể có sức công phá tương đương 8 triệu tấn thuốc nổ TNT. Tên lửa này có thể mang theo 10 đầu đạn lớn, 16 đầu đạn nhỏ.
Để cứu hiệp ước hạt nhân, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi cuối tháng trước nói rằng Nga đã giới thiệu cho phía Mỹ tổ hợp tên lửa Avangard và sẵn sàng trong việc cho Washington “mục sở thị” tên lửa Sarmat.
End of content
Không có tin nào tiếp theo