Nga sở hữu hệ thống phòng không tối tân tới mức nào?
Nga tấn công tên lửa cảnh cáo tàu chiến Mỹ / Thổ Nhĩ Kỳ xung đột với quân đội Nga ở Karabakh
Tháng 8/1954, Liên Xô bắt đầu nghiên cứu, thiết kế, phát triển hệ thống chống tên lửa đạn đạo. Và đến tháng 3/1961, hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ đầu tiên có tên RZ-25 được thử nghiệm thành công tại Kazakhstan.
Năm 1962, Liên Xô lần lượt bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa A-35 tại các khu vực Talin, Leningrad, Moscow. Giai đoạn đến trước năm 1970, hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ 3 (S-225) được nghiên cứu chế tạo thành công. Đây là hệ thống rất hiện đại có 2 tầng đánh chặn mà cho đến nay các thông tin chi tiết về nó vẫn tuyệt đối giữ bí mật.
Hệ thống phòng thủ tên lửa thứ 4 là A-135, được nghiên cứu chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng đến tháng 2/1995 mới đưa vào sử dụng. Sau năm 1995, Nga bắt đầu thúc đẩy nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới hiện đại nhất S-400.
Các hệ thống phòng không Nga |
Hiện nay, Nga sở hữu một hệ thống phòng không hiện đại và tiên tiến bậc nhất thế giới với 4 hệ thống tên lửa phân chia theo cự ly tác chiến là Morfey, Vityaz, S-400, S-500.
Morfey là hệ thống phòng không di động tầm cực ngắn (S-300) được phát triển từ năm 2007 và đưa vào hoạt động năm 2013. Morfey được trang bị ra-đa dạng ăng-ten hình vòm có khả năng thăm dò và bám mục tiêu; tầm hoạt động hiệu quả khoảng 5km.
Hệ thống phòng không tầm trung Vityaz có khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu trên không và tên lửa đạn đạo, có thể hoạt động độc lập hoặc tham gia một tổ hợp phòng thủ cùng các hệ thống khác. Loại tên lửa S-350 của hệ thống này có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự li 60km, độ cao 30km, bay với tốc độ 4,8km/giây.
Hệ thống S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm. Nó có khả năng tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không ở độ cao 5-10m đến 50km, tốc độ tối đa 4,8 km/giây. S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Hiện, chỉ riêng lực lượng phòng không ở thủ đô Moscow đã bố trí tới 2 trung đoàn S-400.
S-500 là hệ thống phòng không chiến lược, tên lửa đánh chặn có kích thước và trọng lượng lớn nên phải sử dụng các tên lửa phụ để đẩy các đầu đạn. S-500 được coi là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất hiện nay với khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.500km hoặc tiêu diệt đồng thời 10 quả tên lửa của đối phương trong bán kính 600km.
Các thành tố cơ bản
Hệ thống phòng không của Nga chủ yếu được cấu thành bởi 3 bộ phận quan trọng là hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống chỉ huy điều khiển và hệ thống tấn công đánh chặn.
Hệ thống cảnh báo sớm gồm hai loại chính là cảnh báo không gian tên lửa tập kích và cảnh báo ra-đa mặt đất tên lửa tập kích. Trong đó, hệ thống cảnh báo không gian tên lửa tập kích được hình thành bởi các vệ tinh được bố trí ở quỹ đạo e-líp trên cao và quỹ đạo địa tĩnh, có thể giám sát các tên lửa xuyên lục địa của Mỹ, thời gian cảnh báo sớm khoảng 30 phút.
Hệ thống cảnh báo ra-đa mặt đất được hình thành bởi vô số các trạm ra-đa cảnh báo tầm xa độc lập, có thể từng bước xác nhận các thông số phóng tên lửa và tên lửa tập kích, đồng thời xác nhận mục tiêu mà tên lửa cần tấn công.
Đầu những năm 1970, Liên Xô chính thức khởi động nghiên cứu triển khai vệ tinh cảnh báo sớm, đến những năm 1980 thì chế tạo hệ thống mắt vệ tinh cảnh báo quỹ đạo e-líp lớn và vệ tinh cảnh báo quỹ đạo địa tĩnh.
Hiện nay, Nga đang từng bước thay mới hơn 20 vệ tinh hiện có, gồm các loại vệ tinh cảnh báo tên lửa, vệ tinh chụp ảnh trinh sát, vệ tinh trinh sát điện tử, xây dựng mạng lưới vệ tinh dự báo, đồng thời đề xuất xây dựng mạng lưới hệ thống cảnh báo toàn cầu.
Mạng lưới của hệ thống cảnh báo toàn cầu do 8 vệ tinh quỹ đạo không gian hợp thành, trong đó cứ 6 mặt quỹ đạo phân bố 3 vệ tinh, có thể trinh sát, giám sát liên tục và dự báo chuẩn xác tình hình phóng của bất cứ loại tên lửa nào trong mọi điều kiện thời tiết.
Về hệ thống chỉ huy điều khiển, tháng 6/2001, Nga tách lực lượng vũ trụ ra khỏi các đơn vị tên lửa chiến lược, xây dựng thành binh chủng vũ trụ để có đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ tên lửa cấp quốc gia. Tháng 12/2011, trên cơ sở lực lượng vũ trụ, Nga xây dựng lực lượng phòng thủ không gian, thống nhất chỉ huy phòng không, phòng thủ tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm tên lửa.
Hệ thống chỉ huy điều khiển phòng thủ không gian được hợp thành bởi các cơ quan chỉ huy, các cầu nối chỉ huy, thiết bị chỉ huy điều khiển tự động hóa và hệ thống thông tin. Thời bình, hệ thống chỉ huy điều khiển này phụ trách chỉ huy hiệp đồng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng thủ không gian. Thời chiến, hệ thống này phụ trách việc thống nhất chỉ huy và điều tiết đối với tất cả các lực lượng và vũ khí tham gia tác chiến phòng thủ không gian.
Các trang bị chủ yếu gồm hệ thống tự động hóa chỉ huy "Pháo đài" cấp quân khu của không quân, hệ thống tự động hóa chỉ huy "Hồ Bai-can" thuộc lực lượng tên lửa đất đối không, hệ thống tự động hóa chỉ huy thuộc hệ thống phòng thủ không gian tên lửa và lực lượng đối kháng điện tử.
Đến nay, Nga đã phát triển hơn 20 loại hệ thống tên lửa phòng không hiện đại. Hiện, hệ thống tên lửa tiến công đánh chặn của Nga chủ yếu sử dụng các hệ thống phòng không như S-300, S-400, Topol-M1, Tor-M1, Osa-AKM và Tunguska-M1…
Có thể nói, hệ thống phòng không của Nga tương đối toàn diện với các phương tiện phòng thủ quy mô và hiện đại bậc nhất trên thế giới, nhưng nhìn chung vẫn còn khoảng cách nhất định so với Mỹ.
Trong khi đó, để xây dựng và duy trì một hệ thống phòng không tiên tiến, hiệu quả cũng như việc thuê các cơ sở đặt hệ thống cảnh báo sớm trên lãnh thổ nước ngoài (như Azerbaijan) đòi hỏi một khoản kinh phí khổng lồ, điều này sẽ tác động đến nền kinh tế Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo