Nga-Syria bóp nghẹt biên giới Thổ, Idlib biến thành "nồi hầm" mới
Chiến sự Syria bùng nổ, tàu sân bay Mỹ áp sát: "Đổ dầu vào lửa", 3 tàu Nga nghênh chiến? / Thổ Nhĩ Kỳ "chơi tất tay" ở Syria: Bắn hạ Su-24, đồng loạt tiêu diệt trận địa phòng không, sân bay
Nga tuyên bố vừa đánh vừa đàm với Thổ Nhĩ Kỳ
Hiện nay, tình hình chiến sự tại tỉnh Idlib và Aleppo của Syria vẫn diễn ra theo chiều hướng ngày càng khốc liệt do lực lượng phiến quân đang cố gắng phản công giành lại các thị trấn Nayrab và Saraqib ở Aleppo và Jabal Al-Zawiya ở Idlib, dưới sự yểm trợ hỏa lực từ Thổ Nhĩ Kỳ
Trong một động thái mới nhất, Tổng thống Recep Tayip Erdogan khẳng định rằng, chính quyền Ankara đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, việc nước này triển khai hoạt động quân sự quy mô lớn ở Idlib chỉ là vấn đề thời gian và ra tối hậu thư cho chính quyền Damascushết tháng2 phải rút quân khỏi các trạm quan sát mà Ankara thiết lập ở Syria gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, giới chức lãnh đạo Nga đã khẳng định quyết tâm hỗ trợ Quân đội Syria (SAA) giành lại quyền kiểm soát tỉnh tây bắc Idlib, đồng thời, Moscow cũng đã cho thấy quan điểm của mình là “vừa đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ vừa giáng đòn vào phiến quân ở Idlib”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 23/2 tiết lộ, các cuộc tham vấn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về tình hình Idlib, ở Tây Bắc Syria đang được chuẩn bị; bên cạnh đó, Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ SAA tấn công phiến quân.
Theo ông Lavrov, một loạt các cuộc tham vấn tiếp theo đang được chuẩn bị, Nga hy vọng có thể đưa Thổ Nhĩ Kỳ hướng tới một thỏa thuận về cách thức đảm bảo Idlib thực sự là một khu vực giảm leo thang xung đột và những tay súng khủng bố không được phép kiểm soát chính quyền ở nơi đây.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga đồng thời tuyên bố, Moscow sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Syria tiếp tục chiến dịch quân sự tiêu diệt các ổ nhóm khủng bố ở tỉnh Idlib.
Chiến sự ở Idlib đang diễn ra càng ngày càng thêm căng thẳng |
Hôm trước, ông Lavrov đã nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã không thực hiện một số cam kết chính đối với Idlib theo thỏa thuận Nga-Thổ đạt được hồi tháng 9/2018 ở Sochi và các cuộc hội đàm khác ở Astana, bao gồm cả việc tách nhóm khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) khỏi những nhóm đối lập vũ trang sẵn sàng đối thoại với chính phủ trong khuôn khổ tiến trình chính trị.
Từ thực tế này có thể nhận thấy rằng, Idlib có thể sẽ được giải phóng từ từ, đúng kiểu Syria đã giải quyết 3 vùng giảm leo thang xung đột trước đây, bằng cách thực hiện nhiều chiến dịch quân sự có mục đích giới hạn, xen kẽ các đợt ngừng bắn, dần dần co hẹp vòng vây, hình thành những “nồi hầm” khiến phiến quân không thể chịu được và phải đầu hàng.
Nga-Syria bóp nghẹt Idlib, giành lợi thế trên bàn đàm phán
Theo giới phân tích, trước mắt, chiến dịch quân sự hiện nay của Nga và Syria đang nhắm tới 2 mục đích chính sau:
Nga-Syria muốn khóa chặt đoạn biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib
Qua các mũi tiến công của Quân đội Syria, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, SAA đang nhắm tới mục tiêu kiểm soát các cửa khẩu khẩu biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm “cách ly” các nhóm vũ trang đối lập ở Idlib.
Từ trước đến nay, Ankara luôn tự do hành động ở tây bắc Syria do các cửa khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ đều nằm trong tay các nhóm khủng bố, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ung dung thẳng tiến từ nước mình sang bất cứ nơi đâu ở Idlib và phía tây Aleppo, phía bắc Hama.
Từ trước đến nay Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tự do ra vào lãnh thổ Syria |
Nước này mặc sức thiết lập hàng chục trạm giám sát ngừng bắn nhưng thực ra là các tiền đồn bảo vệ khủng bố, thoải mái cung cấp tiền bạc và vũ khí-trang bị cho chúng lập các cơ cấu quản lý cấp địa phương và xây dựng quân đội.
Việc trong những tuần qua ông Erdogan đã tung sang Syria 7000 quân, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành và cung cấp hàng loạt vũ khí cho phiến quân là minh chứng rõ nét cho việc này.
Hiểu được điều này, Syria muốn bít chặt biên giới, kiểm soát các con đường cao tốc để mọi hành động trong khuôn khổ cái gọi là “giám sát ngừng bắn” của Thổ Nhĩ Kỳ đều phải xin phép chính quyền Syria, chấm dứt sự “tự tung tự tác” của Ankara. Biên giới đã đóng, viện trợ bị cắt đứt, phiến quân bị vây chặt ở nồi hầm Idlib sẽ mất đi chỗ dựa, như cá nằm trên thớt, trước sau gì cũng sẽ bị tiêu diệt.
Phân hóa khủng bố-đối lập, chiếm ưu thế
Moscow và Damascus sẽ không tiến công tổng lực vào Idlib, để tránh những thiệt hại không cần thiết mà sẽ kết hợp các biện pháp “bao vây, đánh lấn, kết hợp thực hiện chính sách phân hóa khủng bố - đối lập” mà họ đã nhất quán tiến hành từ trước đến nay.
Lực lượng chống đối chính quyền Damascus ở Idlib sẽ buộc phải có sự lựa chọn sinh tử: Tách khỏi HTS hay là chết.
Nếu họ không chịu tách khỏi HTS thì con đường giải phóng tỉnh Idlib đã bị vây chặt của SAA sẽ khó khăn hơn, nhưng trước sau gì thì Damascus cũng sẽ là người chiến thắng.
Các nhóm đối lập vũ trang ở Idlib buộc phải tách khỏi HTS, nếu không sẽ bị tiêu diệt |
Còn nếu HTS phải giải giáp hoặc bị cô lập, Nga và Syria sẽ loại bỏ được hàng chục nghìn tay súng khủng bố, phe đối lập sẽ ở thế yếu và phải chấp nhận những điều kiện của chính quyền Syria trên bàn đàm phán, Idlib sẽ được giải phóng một cách nhẹ nhàng hơn.
Tính toán của Nga và Syria là vô cùng hợp lý. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 24/02 cho biết, ông sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức để thảo luận về xung đột leo thang tại khu vực Idlib. Theo đó, Hội nghị này có thể được tổ chức ở Istanbul vào ngày 05/03 tới.
Rõ ràng là ông Erdogan hiểu rằng, chỉ bằng sức của Thổ Nhĩ Kỳ thì không thể chặn được chiến dịch quân sự của Syria ở Idlib nên muốn mượn tay hai quốc gia lãnh đạo châu Âu để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn; ngược lại, Nga và Syria chưa thể giải phóng ngay được Idlib nên sẽ nhất quán thực hiện chiến lược “siết thòng lọng” của mình ở Idlib.
Các thỏa thuận ngừng bắn từ trước đến nay đều được thiết lập trên nguyên tắc “giữ nguyên hiện trạng đến thời điểm đạt được thỏa thuận”, do đó, thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh 4 bên tới đây (nếu đạt được) cũng sẽ giữ nguyên cục diện phân tranh ở Idlib. Kẻ nào nhanh chân sẽ nắm được lợi thế, chiến thắng trên chiến trường sẽ quyết định ưu thế trên bàn đàm phán vào ngày 05/3 tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo