Quốc tế

Nga tháo gỡ tên lửa xuyên lục địa lấy vàng, bạch kim

Nga sẽ tháo gỡ tên lửa xuyên lục địa để lấy lượng lớn kim loại quý.

Khám phá "tên lửa hỏa ngục" từ máy bay MQ-9 Mỹ đã giết chết tướng Iran / Căn cứ có lính Mỹ ở Iraq bị tấn công bằng tên lửa

Quân đội Ngaký hợp đồng xử lý hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-36M2 đang niêm cất tại một căn cứ quân sự ở vùng Ural.

Moskva cũng gửi thông báo cho Washington về kế hoạch phá dỡ tên lửa này theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) giữa hai nước.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-36M2.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-36M2.

Quá trình phá hủy hai tên lửa dự kiến được thực hiện vào tháng 11, trong đó mỗi tên lửa có khối lượng 52 tấn sẽ được tháo rời để thu hồi các kim loại quý.

Các linh kiện trong mỗi quả R-36M2 chứa khoảng 1,2 kg vàng, 19 kg bạc, vài gram bạch kim, 6 tấn kim loại đen và 20 tấn kim loại màu. Những vật liệu như sợi thủy tinh và cao su sẽ được tái chế hoặc loại bỏ.

Những tên lửa hạt nhân này có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân độc lập với sức công phá từ 550 - 750 kiloton. Tổng trọng lượng đầu đạn nặng tới 9 tấn. Đây được coi là niềm tự hào của lực lượng hạt nhân Liên Xô và là nỗi khiếp sợ cho Mỹ và NATO.

Nga đẩy nhanh đợt tháo dỡ này ngoài nhanh chóng đáp ứng điều khoản New START, thỏa thuận kiểm soát vũ khí duy nhất còn hiệu lực giữa Nga và Mỹ, họ còn muốn nhắm thông điệp rằng Nga đang rất tuân thủ các hiệp ước cắt giảm vũ khí, trong khi Mỹ lại tìm cách phá bỏ.

 

New START được ký năm 2010 và sẽ hết hạn vào tháng 2-2021, cho phép mỗi nước triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua.

Bên cạnh lý do này, có quan điểm cho rằng Nga tháo gỡ tên lửa là do không còn duy trì hợp đồng bảo dưỡng tên lửa này với Ukraine. Được biết, trước đây dù căng thẳng nhưng Nga và Ukraine vẫn duy trì hợp đồng bảo dưỡng tên lửa này, tuy nhiên gần đây Kiev đã rút hoàn toàn việc hợp tác với Nga.

Nga tháo đầu đạn bán uranium cho Mỹ

Giới quan sát lại khó thể bỏ qua một vụ thương thảo trong quá khứ giữa Nga và Mỹ từ năm 1994, theo đó, Nga cung cấp 500 tấn uranium vũ khí đã tái chế lấy từ 20.000 đầu đạn hạt nhân phải tháo dỡ của của Nga theo Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mà Nga-Mỹ đã ký năm 1991 cho các nhà máy điện nguyên tử của Mỹ.

Các xí nghiệp của Nga đã tái chế 500 tấn Urani vũ khí thành Urani làm giàu ở cấp độ thấp để sản xuất nhiên liệu cho các lò phản ứng của tất cả các nhà máy điện nguyên tử Mỹ (tương đương với 10 tỷ thùng dầu) theo đúng các cam kết.

 

Từ lượng nhiên liệu này, trong 15 năm qua các nhà máy điện nguyên tử Mỹ đã sản xuất được 7.000 tỷ kW điện, tức chiếm 10% toàn bộ sản lượng điện được sản xuất ở Mỹ. Khoảng một nửa sản lượng điện của các nhà máy điện nguyên tử của Mỹ cung ứng cho thị trường tiêu thụ trong thời gian đó.

Nga và Mỹ đạt được thỏa thuận về việc xử lý lượng Urani vũ khí từ các đầu đạn hạt nhân vào năm 1993, 2 năm sau khi hai nước ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược vào năm 1991. Đây còn được gọi là “Chương trình biến Megawat thành Kilowat” nhằm xử lý các đầu đạn hạt nhân của Nga được đưa ra khỏi biên chế theo phương thức:

Nga tái chế Urani và cung cấp cho Mỹ (có sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ) - tổng giá trị của hợp đồng là 8 tỷ USD. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là một chương trình hai bên cùng có lợi- Nga vừa được thu được một khoản kinh phí đáng kể (vào lúc Nga đang khủng hoảng sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô viết), vừa không phải bảo quản một lượng Urani quá lớn, đồng thời thỏa thuận này cũng góp phần rất đáng kể vào việc củng cố chế độ không phổ biến hạt nhân trên thế giới.

Trong khi đó, lượng Urani của các đầu đạn tên lửa của Mỹ (phải tháo dỡ theo Hiệp ước) cũng được sử dụng cho ngành năng lượng Mỹ nhưng ít hơn nhiều so với lượng Urani mà Nga cung cấp cho Mỹ.

Những người Nga khi nhắc lại thỏa thuận này đã gọi đây là "cú lừa thiên nhiên kỷ" khi Liên Xô đã bỏ ra hàng nghìn tỷ USD để nghiên cứu, phát triển và chế tạo các loại trang bị, vũ khí nhưng cuối cùng cũng chỉ để bán lại cho Mỹ phát triển điện năng.

 

Mỹ đã chi ra vẻn vẹn 8,8 tỷ USD, nhưng 40% trong số đó được chi cho các dịch vụ tư vấn của chính người Mỹ…, phần còn lại cho Nga để trả tiền cho những chuyên gia tham gia vào việc tiêu hủy kho vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh đó, Washington khiến Moscow tự tay giao nộp nguồn nguyên liệu hạt nhân đã làm giàu khổng lồ của mình cho Mỹ, giúp cho chính đối thủ của mình phát triển kinh tế, thu lợi hàng nghìn tỷ USD.

Theo hợp đồng được ký kết né tránh sự biểu quyết của quốc hội, trong 15 năm Nga phải có trách nhiệm chuyển cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ 500 tấn Uranium đã sử dụng làm nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân (được tái chế), để nhận lại vẻn vẹn 17 tỷ USD.

Nhưng vấn đề không chỉ là thực tế Nga nhận được có 17 tỷ USD, trong khi các chuyên gia ước tính con số lên đến hàng nghìn tỷ mà còn thể hiện ở chỗ, nó đã giúp chính đối thủ phát triển mạnh kinh tế, quẳng bớt nỗi lo trước mắt về năng lượng, yên tâm tích trữ tài nguyên để giành cho tương lai.

Liệu nước Nga hiện nay có lặp lại một kịch bản trong quá khứ đối với việc tháo gỡ "Quỷ Satan"?

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm