Quốc tế

Nga tiết lộ phiên bản đặc biệt của tên lửa Zircon

Theo TASS, Quân đội Nga sẽ tiến hành thử nghiệm thêm ít nhất 10 lần nữa với tên lửa siêu thanh Zircon phiên bản tiêu chuẩn và mặt đất.

Tên lửa Zircon là nỗi khiếp sợ “kinh hoàng” đối với mọi hạm đội / Nga điều động tàu ngầm mang tên lửa Kalibr tới Syria trong tình hình nóng

Nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết: "Trước khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước của Zircon, sẽ có khoảnh 10 lần phóng tên lửa siêu thanh này nữa được thực hiện. Những cuộc bắn thử được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2021.

Trong đó, sẽ có 8 lần được phóng từ mặt đất và những lần còn lại do khu trục hạm Đô đốc Gorshkov và tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk thực hiện trong trạng thái lặn dưới nước".

Nga tiet lo phien ban dac biet cua ten lua Zircon
Mô phỏng chiến hạm Nga phóng tên lửa Zircon.

Căn cứ vào kế hoạch thử nghiệm được công bố cho thấy, Nga đang gấp rút hoàn thiện phiên bản mặt đất của dòng tên lửa siêu thanh này và đây cũng đồng thời là lần hiếm hoi Nga tiết lộ về phiên bản mới.

Trước khi kế hoạch thử nghiệm mới được Nga tiết lộ từng xuất hiện nhiều đồn đoán về việc Nga đã dùng phiên bản đặc biệt của Zircon tấn công phiến quân tại Idlib (Syria) khi tên lửa này chỉ mất 137 giây để tấn công và phá hủy mục tiêu cách đó gần 300km.

Nói về sức mạnh của Zircon, Tướng John Hyten - Cục trưởng Cục Tác chiến Chiến lược Quân đội Mỹ cho biết, các mục tiêu tại Mỹ và ở châu Âu đều có thể trở thành nạn nhân của Zircon.

Các tên lửa siêu thanh Zircon cả trên bờ lẫn trên biển không chỉ đe dọa các tổ hợp phóng tên lửa ở châu Âu mà còn có thể phá hủy các cơ sở điều khiển tên lửa trên lãnh thổ Mỹ sau 5 phút kể từ khi phóng.

Tướng John Hyten giải thích, nếu một tàu ngầm, chiến hạm nổi được trang bị tên lửa Zircon hoặc bệ phóng mặt đất cách trên 600km từ bờ biển các quốc gia bị ngắm bắn, trong tình huống cấn thiết các tên lửa này sẽ xuyên thủng tất cả các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiện đại nhất hiện nay, tấn công chính xác mục tiêu trong vòng năm phút với chiều sâu chiến trường ít nhất là 600km.

 

Với đòn tấn công kiểu chớp nhoáng như vậy, không một hệ thống phòng thủ nào có thể phát hiện và kịp thời phản ứng. Trong trường hợp đối phương có thể phát hiện được các tên lửa đang bay, cũng không có cách nào nào đánh chặn được các đầu đạn.

"Chúng ta không có biện pháp phòng thủ trước chúng (các tên lửa hành trình siêu vượt âm), nhất là khi bảo vệ các đồng minh châu Âu", tướng Mỹ thừa nhận.

Vị tướng này cũng cho rằng, chỉ có hệ thống phòng thủ bằng laser may ra có thể đương đầu nổi với loại tên lửa lợi hại như vậy, nhưng vũ khí phòng không bằng năng lượng laser là một công nghệ tương lai, chưa thể ra đời ít nhất là cho tới năm 2030.

Như vậy, ít nhất là trong khoảng thời gian này, Mỹ và phần còn lại của thế giới không có gì trong tay để có thế đánh chặn được tên lửa siêu thanh Nga.

Để rút ngắm khoảng cách với Nga trong lĩnh vực này, hiện Quân đội Mỹ đang phát triển hệ thống tên lửa siêu thanh bố trí trên mặt đất. Dự kiến, tốc độ của tên lửa sẽ từ Mach 5 trở lên, và tầm bắn sẽ vượt quá 1.000km.

 

Các thử nghiệm của hệ thống này được lên kế hoạch ngay trong năm 2020 và việc sản xuất các vũ khí này được lên kế hoạch bắt đầu không muộn hơn năm 2023.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm