Quốc tế

Nga trang bị siêu tàu ngầm Belgorod vì Mỹ

Nga quyết định đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và trang bị siêu tàu ngầm hạt nhân Belgorod.

Vì sao ‘chim ăn thịt’ F-22 phải xuất kích bảo vệ tàu ngầm Mỹ ngay ở cửa ngõ Hawaii? / Lộ trình mua tàu ngầm hạt nhân của Australia

Nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, ngày 25/6, tàu ngầm hạt nhân Belgorod đã đến Biển Trắng để tiếp tục tiến hành những cuộc thử nghiệm trên biển. Hiện quá trình hoàn thiện con tàu đang được đẩy nhanh.

"Tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân Belgorod trang bị siêu ngư lôi Poseidon sẽ chính thức được đưa vào trang bị ngay trong năm 2021 để đáp ứng nhiệm vụ của tình hình mới", nguồn tin này cho biết.

Nga trang bi sieu tau ngam Belgorod vi My
Tàu ngầm hạt nhân Nga.

Cùng với đó, Hải quân Nga cũng tiết lộ về đơn vị được ưu tiên tiếp nhận siêu tàu ngầm này. "Sau khi hoàn thành thử nghiệm và đi vào trang bị, chiếc Belgorod đầu tiên sẽ được chúng tôi trang bị cho Hạm đội Phương Bắc. Sau đó Thái Bình Dương sẽ là khu vực tiếp theo Belgorod và ngư lôi hạt nhân Poseidon xuất hiện", Hải quân Nga cho biết.

Theo kế hoạch này, Hải quân Nga sẽ ưu tiên trang bị tổng công 32 ngư lôi hạt nhân cho Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Tất cả số vũ khí này sẽ được khai hỏa từ tàu ngầm hạt nhân Belgorod lớp Khabarovsk.

Tàu ngầm Belgorod có khả năng phát hiện mục tiêu trên biển và trên không ở khoảng cách hàng trăm cây số, về khả năng này chúng sẽ hơn những con tàu lớp Yasen và Borei.

Nói về lý do ưu tiên Belgorod và Poseidon cho 2 khu vực trên, đặc biệt là Bắc Cực, nguồn tin này cho biết, xuất phát từ việc Mỹ tăng cường hoạt động tại Bắc Cực, đặc biệt là động thái đưa tàu sân bay USS Harry S.Truman hồi cuối năm 2018, điều máy bay bay săn ngầm và gia cố căn cứ quân sự tại khu vực này.

Mỹ đã quyết định chi 1,3 tỷ USD để mở lại sân bay Adak và triển khai P-8A. Đường băng nhỏ nằm trên đảo Adak thuộc chuỗi đảo Aleutian là sân bay cực tây có thể tiếp nhận máy bay chở khách ở Mỹ. Sân bay nhỏ này hiện mỗi tuần đón 2 chuyến bay của hãng Air Alaska.

 

Có tên gọi đầy đủ là Cơ sở hàng không hải quân Adak, sân bay nhỏ này vận hành thương mại từ khi Hải quân Mỹ rút đi vào năm 1997. Nhưng do hoạt động ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực khiến Mỹ quyết định tăng cường khả năng tuần tra vùng cực Bắc.

"Sân bay có cơ sở nhiên liệu mà Air Alaska hiện dùng để bơm nhiên liệu cho máy bay của hãng. Sân bay cũng có các cơ sở khử băng mà chúng ta có thể dùng để rửa máy bay P-8A bằng nước ngọt", một đại diện của Hải quân Mỹ cho biết.

Vị đại diện này cho biết thêm: "Những người bạn Nga đang khởi động 5 đường băng và 10.000 lính Spetsnaz (ở Bắc Cực) phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Trung Quốc cũng tăng cường hiện diện ở đó. Mọi người đều ở đó".

Ngoài cải tạo sân bay và điều P-8A, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã công khai điều tiêm kích tàng hình F-35 đến Alaska. Mặc dù vậy, giới quân sự Mỹ thừa nhận, để cạnh trang với Nga tại Bắc Cực, đầu tư như vậy là chưa đủ. Muốn làm được điều đó, Mỹ cần có biên đội tàu phá băng đủ mạnh nhưng điều đó là không thể với Mỹ vào lúc này.

Bởi hiện tại, Mỹ chỉ có hai tàu phá băng lỗi thời nhưng Lầu Năm Góc vẫn phải dựa vào chúng để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mỹ đã đặt hàng một loạt tàu phá băng mới, nhưng điều này cần thời gian và họ sẽ chờ đợi nhiều năm để có thể có những tàu phá băng hiện đại này.

 

Trong khi đó, Nga có một hạm đội tàu phá băng hùng mạnh. Trước hết, phải nhớ rằng Nga có truyền thống tốt về việc tự vũ trang các tàu phá băng.

Trong những năm 30 của thế kỷ trước, khi phát triển dự án 51 Nga đã tạo ra tàu phá băng và trang bị cho các tàu này một số pháo cỡ nòng 130 mm và 76 mm, cũng như súng máy hạng nặng. Tất cả các tàu chiến này đều tham gia vào các hoạt động quân sự của Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và đều sống sót.

Sau này những kinh nghiệm này được dùng để thiết kế tàu phá băng hạt nhân. Những loại tàu phá băng mới này có thể được trang bị súng tự động 45 mm bốn nòng, có hầm chứa đạn và các thiết bị khác.

Tất cả vũ khí và đạn dược cho các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Liên Xô được lưu trữ cẩn thận tại các cảng. Các tàu phá băng của dự án Bắc Cực có thể mang theo hai khẩu pháo nòng đôi 76 mm AK-726 và bốn súng trường tấn công sáu nòng 30 mm AK-630.

Cùng với đó, Hải quân Nga cũng đã bắt đầu quá trình thử nghiệm với loại tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân thế hệ mới Ivan Papanin được trang bị cả tên lửa hành trình.

 

Do đó, có thể nói hạm đội tàu phá băng của Nga mạnh nhất thế giới. Vì vậy, cạnh tranh với Nga tại Bắc Cực là điều gần như không thể với Mỹ vào lúc này nhất là khi Nga trang bị thêm tàu ngầm Belgorod và Poseidon - dòng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm