Quốc tế

Siêu phẩm Akula của Nga tập diệt tàu ngầm địch tại Biển Barents

Tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Phương Bắc Nga vừa diệt thành công tàu ngầm giả định của địch trong lãnh hải Nga tại Biển Barents.

Mỹ khôi phục trực thăng Sea Apache "quyết đấu" Ka-52K Nga? / Vì sao Ba Lan xem nhẹ tiêm kích MiG-29 của Nga?

Trận hải chiến giả định được thực hiện theo kịch bản Hải quân Nga phát hiện tàu ngầm địch xâm phạm lãnh hải và chuẩn bị tiến hành hoạt động phá hoại. Tham gia cuộc diễn tập có tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân Dự án 971 Shchuka-B (NATO định danh là Akula), máy bay săn ngầm, trực thăng và một số chiến hạm.

"Ngay khi phát hiện tàu địch xâm nhập lãnh hải Nga và chuẩn bị có hành động tấn công phá hoại, tàu ngầm Akula đã sử dụng tên lửa chống ngầm tấn công. Chỉ một quả đạn phóng đi đã đánh chìm tàu ngầm địch, cuộc diễn tập đã thành công", tuyên bố của Hạm đội Phương Bắc cho biết.

Sieu pham Akula tapdiet tau ngam dich tai Bien Barents
Tàu ngầm Akula của Nga.

Được biết, Akula chính là tàu ngầm xuất hiện trên Vịnh Mexico hồi năm 2012 và khiến Hải quân Mỹ 'chết điếng' vì sự xuất hiện của nó.

Trang web The Washington Free Beacon cho biết, tàu ngầm Akula, được trang bị tên lửa hành trình, đã tuần tra gần căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Kings Bay trên Vịnh Mexico của Mỹ gần 1 tháng trời mà không bị phát hiện.

Mọi chuyện chỉ rõ ràng khi tàu ngầm Nga rời đi và nổi lên. Căn cứ này là nơi đóng đô của 8 tàu ngầm tên lửa đạn đạo, chạy bằng hạt nhân của Mỹ.

Nguồn tin trên đã cáo buộc hệ thống cảm biến âm thanh siêu mạnh của Mỹ triển khai ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, được hỗ trợ bằng các vệ tinh quân sự mạnh, không thể phát hiện được một tàu ngầm Nga đã triển khai từ cách đây hai thập niên.

Trước đó, tàu ngầm Nga cũng đã bị phát hiện gần bờ biển Mỹ vào năm 2009, khi báo New York Times đưa tin hai tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân của Nga tuần tra ở Đại Tây Dương, chỉ cách bờ biển Mỹ khoảng 200 dặm.

 

Một số chuyên gia so sánh, tàu ngầm Nga 'tự do' ra vào vùng biển của Mỹ, trong khi đó, việc tiếp cận Nga từ đường biển để do thám với Mỹ là gần như không thể.

Hải quân Nga cho biết thêm, chính khả năng hoạt động gần như im lặng của Akula đã khiến lực lượng này lựa chọn vào cuộc dienx tập đối phó với tàu ngầm địch ở Biển Barents.

Cuộc diễn tập nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của hạm đội Nga, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm khi phải đối phó với những tàu ngầm tối tân từ phương Tây khi mà tàu ngầm và chiến hạm tăng cường hoạt động gần lãnh hải Nga tại Biển Barents.

Nguồn tin từ Hải quân Nga cho biết, kể từ đầu năm 2020 đến nay, không chỉ chiến hạm mà cả tàu ngầm phương Tây tăng cường sự hiện diện tại Biển Barents và áp sát lãnh hải Nga.

Hồi giữa năm 2020, biên đội gồm 5 tàu NATO gồm tàu khu trục Porter, Donald Cook, Franklin D. Roosevelt và một tàu ngầm của Hải quân Mỹ cũng tàu khu trục Kent của Hải quân Anh đã đi vào vùng Biển Barents, đây được coi là "ao nhà" của Nga.

 

Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ tuyên bố, để tránh phát sinh những hiểu nhầm, giảm thiểu rủi ro liên quan và ngăn chặn sự cố ngoài ý muốn, Hải quân Mỹ đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Nga về hành trình lần này. Mục đích trong đợt hành trình này là nhằm xác nhận quyền tự do hàng hải và thể hiện sự phối hợp chính xác giữa các đồng minh ở Biển Barents.

Đại diện lực lượng này cũng cho biết thêm, ngoài việc đưa tàu chiến đến thực thi quyền tự do hàng hải ở biển Barents, Mỹ cũng điều động 1 tàu ngầm hạt nhân và máy bay chống ngầm P-8A tạo thành nhóm tác chiến tấn công đến khu vực Bắc Cực tiến hành diễn tập tác chiến chống ngầm.

Kể từ đó đến nay, tàu ngầm Mỹ tiếp tục đến khu vực này ít nhất 3 lần. Tất cả đều bị phương tiện săn ngầm Nga bám sát. "Dù những chuyến đi của tàu Mỹ không vi phạm lãnh hải Nga nhưng cảnh giác là điều cần thiết. Và những cuộc diễn tập chống ngầm không phải là thừa", hạm đội Nga cho biết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm