Quốc tế

Nga tuyên bố không cần tàu sân bay nhưng cần vũ khí để đánh chìm chúng

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Nga tuyên bố họ không cần sở hữu quá nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay nhưng họ cần các phương tiện để chống lại những vũ khí này trong kịch bản bị tấn công.

"Nga có vũ khí diệt mọi tàu ngầm Mỹ" / T-14 Armata - Vũ khí làm thay đổi "cán cân quyền lực thế giới”

Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga, vũ khí được mệnh danh là “khắc tinh tàu sân bay” (Ảnh minh họa: Sputnik)

Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga, vũ khí được mệnh danh là “khắc tinh tàu sân bay” (Ảnh minh họa: Sputnik)

RT đưa tin, trong một bài trả lời phỏng vấn với báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu tuyên bố rằng Mỹ mặc dù Mỹ có ngân sách quốc phòng áp đảo Nga, tuy nhiên điều đó không thành vấn đề vì mục tiêu của quân đội Moscow là để bảo vệ đất nước, chứ không nhằm tấn công quốc gia nào khác.
Theo RT, ngân sách quân sự Nga đã tăng mạnh vài năm trước do chương trình tái vũ trang quy mô lớn, nhưng Moscow đã bắt đầu “hãm” nguồn tiền này lại. Năm 2018, một thống kê cho thấy Nga chỉ đứng thứ 6 trong nhóm các nước chi tiêu quốc phòng lớn nhất trong năm sau Trung Quốc, Ả rập Xê út, Ấn Độ, Pháp, trong khi Mỹ đứng vị trí số 1.
Ông Shoigu khẳng định người dân Nga không có điều gì phải lo lắng với việc này vì từng đồng rúp chi tiêu cho quân sự đều được sử dụng một cách hợp lý.
“Mỹ dành một khoản tiền lớn cho các nhà thầu quân sự tư nhân, tàu sân bay. Liệu Nga có cần từ 5-10 nhóm tác chiến tàu sân bay hay không khi chúng tôi không có ý định tấn công bất cứ ai?”, ông Shoigu nói.
“Chúng tôi cần các phương tiện có thể dùng để chống lại các nhóm tàu sân bay của đối thủ khi Nga bị tấn công. Điều này tiết kiệm chi phí hơn hẳn và hiệu quả hơn”, Bộ trưởng Nga cho biết.
Ông Shoigu cũng cáo buộc các nước Phương Tây có kế hoạch can thiệp vào nước khác sử dụng nhiều phương thức khác nhau.“Các đồng nghiệp Phương Tây của tôi thích việc cáo buộc Nga sử dụng chiến tranh hỗn hợp (hybrid war) với các nước khác. Tôi cho rằng chính Phương Tây mới là bên sử dụng chiến lược này”, ông Shoigu nhắc tới chiến lược chiến tranh phi truyền thống, kết hợp nhiều động thái tác động từ các lĩnh vực để đạt được mục tiêu kiểm soát cuối cùng.
Theo Đức Hoàng/Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm