Quốc tế

Nga tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở

Ngày 15/1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này sẽ bắt đầu các thủ tục rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.

Australia chọn AH-64E Apache Guardian thay thế trực thăng trinh sát vũ trang Tiger / Triều Tiên trình làng Pukguksong-5 SLBM tại lễ duyệt binh

Thông cáo nêu rõ: "Do không mấy tiến triển trong quá trình đàm phán gỡ bỏ những rào cản đối với việc duy trì Hiệp ước Bầu trời mở theo những điều kiện mới, Bộ Ngoại giao Nga được ủy quyền tuyên bố việc khởi động các thủ tục trong nước để Liên bang Nga rút khỏi hiệp ước này". Nga sẽ chính thức rút khỏi hiệp ước này trong vòng 6 tháng kể từ khi thông báo cho các thành viên khác, trừ khi thay đổi ý định.

Trước đó, vào ngày 22/11/2020, Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, 6 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ý định ngừng tham gia hiệp ước này với cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước, điều mà Moscow luôn bác bỏ.

Sự kiện chính quyền Tổng thống Mỹ Trump chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở (OST) đã tồn tại suốt 18 năm qua có thể xem là một mốc ảm đạm đối với các nỗ lực xây dựng lòng tin an ninh cũng như cắt giảm vũ khí trên thế giới. Nga và Đức đã lấy làm tiếc trước hành động của Mỹ, trong khi Trung Quốc chỉ trích việc Washington rút khỏi hiệp ước này, đồng thời cho rằng, hành động của Mỹ sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các nỗ lực kiểm soát vũ khí trong tương lai.

Nga tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở - Ảnh 1.
Nga và Mỹ đã cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm Hiệp ước Bầu trời mở. Ảnh minh họa: Getty.

Người phát ngôn Dujarric khẳng định, các bên tham gia Hiệp ước Bầu trời mở sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết của mình và nhấn mạnh rằng, những cam kết và biện pháp xây dựng lòng tin của các nước quan trọng hơn bao giờ hết.

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết vào năm 1992, có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia tham gia ký kết, trong đó có Nga và Mỹ, được thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau. Tuy nhiên, Moscow và Washington thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước.

Ý tưởng cho phép các quốc gia công khai giám sát lẫn nhau được cho là để ngăn chặn những hiểu lầm, nghĩa là để đảm bảo với đối thủ tiềm tàng rằng quốc gia đó không có ý định tiến tới chiến tranh, qua đó hạn chế leo thang căng thẳng. Việc này đồng thời mang lại trách nhiệm giải trình chung cho các quốc gia tuân theo những cam kết của hiệp ước. OST có thể xem là một trong những nỗ lực quốc tế trên phạm vi rộng nhất cho đến nay nhằm thúc đẩy tính công khai và minh bạch của các lực lượng và hoạt động quân sự.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm