Nga tuyên bố tiêm kích thế hệ 4,5 Su-30 thừa sức "vít cổ" J-20 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm "bất khả chiến bại" Chengdu J-20 của Trung Quốc có màn thể hiện thực tế còn kém hơn Su-30 do Nga chế tạo, trang Avia cho biết.
Tiêm kích EA-18G Australia nổ tung, Mỹ từ chối bồi thường? / Tiêm kích Nga chặn P-8A Poseidon Mỹ gần căn cứ Hmeimim
Tuy vậy, trong thực tế, những chiếc máy bay này là mục tiêu dễ bị tổn thương ngay cả đối với tiêm kích đa năng Su-30 vốn được phân loại là chiến đấu cơ thế hệ thứ tư.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông, trong một chuyến bay huấn luyện, phi hành đoàn của tiêm kích Su-30MKI thuộc không quân Ấn Độ bất ngờ tìm thấy một chiếc J-20 của Trung Quốc trên màn hình radar.
Mặc dù đây chỉ là cuộc diễn tập với khoảng cách giữa các máy bay chiến đấu là khá gần, tuy nhiên điều này chứng minh rằng Su-30MKI có thể dễ dàng phá hủy một tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc.
Khi xuất hiện thông tin như vậy, có ý kiến cho rằng tiêm kích thế hệ thứ năm của Trung Quốc bị phát hiện do thực tế là radar được lắp đặt trên máy bay chiến đấu Nga khác với loại được phát triển để bảo vệ khả năng tàng hình của J-20.
Trong số những giả thiết khác, một nhận định cũng được bày tỏ về hiệu ứng của thiết bị trinh sát quang học, tuy nhiên điều này rất khó xảy ra, đặc biệt là với khoảng cách khá đáng kể giữa Su-30 và J-20.
Báo chí Nga cho rằng, điều này chứng minh Trung Quốc chưa làm chủ được công nghệ tàng hình và họ sẽ vẫn phải mua tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga.
Mặc dù vậy phải nhìn nhận thực tế rằng trong các cuộc luyện tập, tương tự như tiêm kích F-22 và F-35, J-20 cũng đeo thiết bị Luneburg Lens để che giấu diện tích phản xạ radar thực.
Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn tới việc chiếc J-20 bị Su-30MKI phát hiện từ cự ly xa, nhưng nếu J-20 tháo bỏ thiết bị này trong thực chiến thì tình hình sẽ rất khác.
Đó là chưa kể cự ly mà tiêm kích Su-30MKI phát hiện được J-20 bị cho là rất ngắn, trong tình huống đối đầu trực tiếp thì chính nó mới bị J-20 nhận biết và tiêu diệt từ xa.
Việc báo Nga cho rằng Trung Quốc sẽ phải mua Su-57 cũng là điều rất phi lý, bởi trong khi Su-57 chưa biết bao giờ hoàn thiện thì J-20 đang được sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.
Trong khi Nga còn đang chật vật với động cơ Izdeliye 30 thì "trái tim" WS-10G của J-20 đã hoàn thiện và sẽ được tích hợp vào các lô sản xuất J-20 thế hệ tiếp theo.
Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn phát triển cả phiên bản tiêm kích thế hệ 5 thứ cấp là FC-31 (J-31) dành cho thị trường vũ khí quốc tế, cho thấy họ có tham vọng cạnh tranh trực tiếp với F-35 của Mỹ.
Tổng hợp những điều trên, có thể thấy rằng Trung Quốc đang bỏ cách Nga một khoảng cách khá xa trong cuộc đua tiêm kích tàng hình, khó có khả năng họ phải mua Su-57.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm "bất khả chiến bại" Chengdu J-20 của Trung Quốc có màn thể hiện thực tế còn kém hơn Su-30 do Nga chế tạo, trang Avia cho biết.