Quốc tế

Ngành dầu mỏ Mỹ lao đao vì chính quyền Trump "siết" trừng phạt lên Venezuela

Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp mạnh chưa từng có với công ty dầu mỏ nhà nước của Venezuela không chỉ khiến quốc gia Nam Mỹ bị ảnh hưởng, mà các công ty dầu mỏ của Mỹ cũng bị thiệt hại lớn.

EU sắp có cơ chế để miễn nhiễm lệnh trừng phạt của Mỹ / Tiêm kích F-35 được giao nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo

Ngành dầu mỏ Mỹ lao đao vì chính quyền Trump siết trừng phạt lên Venezuela - 1

Một tàu chở dầu tại Puerto La Cruz, Venezuela (Ảnh minh họa: Reuters)

Mỹ và Venezuela đang trải qua một cuộc "ly dị" căng thẳng, vốn cũng gây ra các tác động lớn tới ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu.

Giá dầu tại Mỹ ngày 29/1 đã tăng 3% sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với PDVSA, công ty dầu nhà nước của Venezuela vốn chiếm gần toàn bộ lượng dầu xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ. Mục đích các biện pháp trừng phạt của Washington nhằm gia tăng sức ép lên chính quyền của đương kim Tổng thống Nicolas Maduro bằng cách chặn nguồn tài chính.

Trước đó, Mỹ đã công nhận nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.

Nhưng các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng tác động không nhỏ tới chính nước này, vì Mỹ là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 4 của Venezuela.

Theo CNN, các biện pháp trừng phạt đối với PDVSA nhiều khả năng sẽ khiển cả giá xăng và dầu tăng lên. Cùng lúc đó, các lệnh trừng phạt được dự đoán sẽ tác động mạnh tới các công ty lọc dầu của Mỹ vốn phụ thuộc vào nguồn dầu thô giá rẻ của Venezuela.

“Đây chắc chắn là một hậu quả không lường trước của chính sách đối ngoại của chính quyền Trump”, Michael Tran, giám đốc chiến lược năng lượng toàn cầu của ngân hàng RBC Capital Markets, nhận định.

Bất chấp những căng thẳng đang leo thang giữa Washington và Caracas, Mỹ và Venezuela cho tới nay vẫn có liên quan thông qua thị trường năng lượng. Mỹ là khách hàng số 1 của Venezuela. Theo các số liệu gần đây nhất của Bộ Năng lượng Mỹ, Venezuela đã vận chuyển trung bình 506.000 thùng dầu thô mỗi ngày cho Mỹ vào tháng 10/2018.

Doanh thu từ lượng dầu vận chuyển tới Mỹ chiếm khoảng 75% lượng tiền mặt mà Venezuela nhận được cho việc xuất khẩu dầu thô, theo một nghiên cứu của ngân hàng Barclays (Anh) công bố hồi tháng này.

Theo công ty năng lượng Rystad, các hãng nhập khẩu dầu thô lớn của Venezuela trong năm ngoái là Valero (VLO), Chevron (CVX), Paulsboro Refining và Houston Refining. Hãng nhập khẩu dầu thô lớn nhất từ Venezuela là Citgo Petroleum, một công ty lọc dầu tại Mỹ của PDVSA và hiện đang đối mặt các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Mỹ và Venezuela. Gọi PDVSA là “một công cụ tham nhũng”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết các công ty Mỹ phải thanh toán cho PDVSA qua các tài khoản bị chặn để ngăn tiền mặt chảy về chính quyền của Tổng thống Maduro.

Do đó, PDVSA nhiều khả năng sẽ nhanh chóng ngừng vận chuyển nhiều dầu thô tới Mỹ. Trong đêm qua, Tổng thống Maduro đã cho biết, các lô hàng dầu thi đi Mỹ sẽ không thể khởi hành khi Mỹ chưa thanh toán tiền.

Bộ trưởng Mnuchin nói thêm, ông đang hợp tác chặt chẽ với các hãng lọc dầu Mỹ và dự đoán rằng các biện pháp trừng phạt mới không gây tác động lớn đối với ngành dầu mỏ.

Tuy nhiên, giá dầu lại Mỹ đã tăng mạnh 3,7% hôm qua lên 53,93% USD/thùng. “Đây rõ ràng là tin tăng giá”, nhà phân tích Michael Tran nói.

Không dễ tìm nguồn dầu thay thế

Vấn đề là dù Mỹ quay lưng với quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới thì Washington vẫn phải phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu từ OPEC và các quốc gia khác.

Hệ thống tinh chế phức tạp của Mỹ không chỉ dựa vào nguồn dầu thô khai thác từ khu vực Permian Basin (Tây Texas) và các điểm nóng đá phiến khác. Nó phải được trộn lẫn với nguồn dầu thô, mà những ngày gần đây đến từ Venezuela.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng các công ty dầu của Mỹ giờ đây phải nhập khẩu dầu thô nặng từ Trung Đông với số lượng đáng kể. Các chi phí gia tăng nhiều khả năng sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty Mỹ.

Nhà phân tích Paola Rodriguez-Masiu từ công ty năng lượng Rystad cho hay: “Các công ty Mỹ sẽ nằm trong số những bên bị thiệt hại nhất”.

Theo Reuters, cách dễ nhất để thay thế nguồn dầu thô nhập khẩu của Venezuela là các nguồn trong nước. Nhưng giá dầu thô khai thác tại Mỹ đã tăng lên trong khi các khách hàng tranh nhau nguồn cung.

Hiện các nguồn cung nước ngoài thay thế cho dầu thô từ Venezuela cũng trở nên khan hiếm tại châu Mỹ, do các thách thức mà các hãng sản xuất dầu thô tại Canada và Mexico đang phải đối mặt. Canada, Mexico và Ả-rập Xê-út lần lượt là 3 quốc gia Mỹ nhập khẩu dầu thô nhiều nhất.

Chính quyền Trump đang cân nhắc mở kho dầu dự trữ để dùng trong trường hợp khẩn cấp của nước này sau khi áp đặt các lệnh trừng phạt đối với PDVSA, nhưng chưa quyết định nào được đưa ra, một nguồn tin chính phủ tiết lộ. Theo Reuters, kho dầu dự trữ chiến lược của Mỹ hiện trữ khoảng 649,1 triệu thùng dầu thô.

Vũ khí - khí tài
Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm