Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ: Ankara cùng Mỹ nghiên cứu S-400
Mỹ chấp thuận bán bom GBU-39 SDB cho Saudi Arabia / Tàu khu trục Zumwalt của hải quân Mỹ: Làm nên lịch sử hay chỉ là cường điệu?
Nhóm nghiên cứu được thành lập là kết quả đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh Mỹ trong thời gian qua về thương vụ S-400 và những tác động của nó đến Mỹ và khối quân sự NATO.
"Chúng tôi đã thành lập một nhóm nghiên cứu chung với Mỹ về hệ thống tên lửa S-400, chúng tôi đã bắt đầu đàm phán về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật", ông Cavusoglu cho biết tại một cuộc họp báo ở Ankara.
Hệ thống S-400. |
Trước đó, Phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin cho biết, Washington và Ankara đã thành lập Tổ liên hợp công tác nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống S-400 đối với máy bay chiến đấu F-35, nhằm giải quyết những tranh cãi giữa hai nước thời gian qua về hệ thống này.
Theo đó, ông Ibrahim Kalin và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien là hai người phụ trách chính trong việc điều phối công tác giữa hai nước. Ngoài ra Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ độc lập sử dụng hệ thống S-400 mà không tích hợp S-400 vào hệ thống phòng không của NATO.
Giới chuyên gia cho rằng, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đối với Nga và hai quốc gia lớn khác đã mua S-400. Bởi một khi kế hoạch được thực hiện, Mỹ có thể nắm bắt những bí mật của S-400, và phát triển các chiến thuật trên không, mặt đất để đối phó với S-400.
Theo tin tức chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ thì thực tế nhóm nghiên cứu này đã bắt đầu hoạt động từ ngày 15/11, điều này cũng có nghĩa là các bí mật về S-400 có thể đang từng bước bị phẫu thuật.
Một số chuyên gia cho rằng, để giành lại máy bay chiến đấu F-35, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngần ngại gửi S-400 cho quân đội Mỹ để nghiên cứu chi tiết. Điều này đồng nghĩa với việc bán đứng bí mật quân sự của Nga.
Tuy nhiên phía Nga lại không nghĩ vậy. Theo Mikhail Khodarenko, chuyên gia quân sự - Tổng biên tập Tạp chí Phòng không – nhận định thậm chí ngay cả trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ chuyển S-400 cho Mỹ, điều đó cũng chẳng giúp ích gì trong việc phá vỡ bí mật quốc phòng Nga.
"Những nỗi lo lắng về việc rò rỉ công nghệ đang bị đồn thổi một cách thái quá, đặc biệt là đối với tên lửa phòng không. Thậm chí nếu như họ có tháo dỡ từng cái ốc vít của S-400 nhằm tìm ra bí công nghệ bên trong, họ sẽ trắng tay với tham vọng của mình".
Mặc dù được trang bị công nghệ tối tân bằng phiên bản nội địa nhưng nhà phân tích này cũng nhấn mạnh mẫu S-400 xuất khẩu vẫn duy trì phần lớn năng lực tác chiến. Điều này đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận một trong những hệ thống phòng thủ hiện đại và tin cậy hàng đầu thế giới.
Cùng với đó, Giám đốc cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Dmitry Shugaev khẳng định rằng: "Không thể sao chép hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumph do vũ khí này được sản xuất với công nghệ cực tối tân của người Nga".
"Hệ thống S-400 hiện nay là thủ lĩnh được công nhận trong lĩnh vực phòng không, là công nghệ không thể bị sao chép. Nó sở hữu những yếu tố rất quan trọng tạo nên ưu điểm cho hệ thống này.
Vì vậy, nhà sản xuất và lực lượng phòng thủ Nga hoàn toàn yên tâm khi những hệ thống này được xuất khẩu ra nước ngoài mà không lo bị lộ bí mật về công nghệ", ông Shugaev nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo