Quân sự thế giới hôm nay (25/12): Nga phá hủy 2 hệ thống phòng không của Ukraine
Quân sự thế giới hôm nay (23/12): Nga triển khai Pantsir-SM nâng cấp, Nhật Bản duyệt ngân sách quốc phòng khủng / Tên lửa R-37M trở thành 'cánh tay nối dài' đáng sợ nhất của Không quân Nga
* Nga phá hủy hệ thống phòng không Crotale NG và NASAMS của Ukraine
Ngày 24/12, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo lực lượng Nga đã phá hủy 2 hệ thống phòng không NASAMS và Crotale NG của Ukraine tại sân bay Starokonstantinov, vùng Khmelnitsky. Đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa phòng không Crotale NG được ghi nhận bị phá hủy trong chiến đấu.
Pháp đã chuyển giao 2 hệ thống phòng không Crotale NG cho Ukraine. Ảnh: Mạng xã hội. |
Cuộc tấn công có sự tham gia của máy bay chiến thuật, máy bay không người lái (UAV), lực lượng tên lửa và các đơn vị pháo binh. Hoạt động này không chỉ vô hiệu hóa các hệ thống phòng không mà còn gây thiệt hại cho các máy bay, phương tiện dẫn đường bay và đạn dược hàng không được cất giữ tại các sân bay Kanatovo ở vùng Kirovograd và tại Dnepr.
Army Recognition cho biết, quân đội Nga chưa công bố hình ảnh cho thấy các hệ thống phòng không này bị phá hủy nên rất khó để xác minh thông tin có chính xác hay không.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, một số nước đã chuyển giao hệ thống phòng không NASAMS cho Ukraine. Bỉ đã cung cấp tên lửa AIM-120 mà không rõ số lượng cụ thể; Canada cung cấp một khẩu đội phòng không NASAMS cùng tên lửa AIM-120; Lithuania cung cấp 2 bệ phóng NASAMS; Hà Lan tặng tên lửa NASAMS; Na Uy phái 2 khẩu đội NASAMS; Vương quốc Anh cung cấp tên lửa; và Mỹ gửi 8 khẩu đội NASAMS. Pháp đã cung cấp cho Ukraine 2 khẩu đội phòng không Crotale NG.
Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia NASAMS có khả năng phòng không hiệu quả. Về cơ bản, hệ thống này sử dụng tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 25km.
Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia NASAMS có khả năng phòng không hiệu quả cao. Ảnh: Eurasiantimes |
Hệ thống có thể tấn công các mối đe dọa trên không ở độ cao lên tới 15,2km như máy bay, UAV và tên lửa hành trình. NASAMS còn có khả năng theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc nhờ được trang bị radar AN/MPQ-64 Sentinel. Phạm vi theo dõi của radar Sentinel lên tới 75km, đảm bảo phát hiện sớm và theo dõi các mối đe dọa đang đến gần. Sự kết hợp giữa khả năng theo dõi đa mục tiêu, phạm vi giao chiến đáng kể và khả năng hoạt động ở tầm trung khiến NASAMS trở thành một hệ thống phòng không đáng gờm, có khả năng bảo vệ mạnh mẽ trong các tình huống chiến đấu đa dạng.
Hệ thống tên lửa Crotale NG (thế hệ mới) là phiên bản hiện đại hóa của hệ thống phòng không Crotale. Đây là hệ thống phòng không tầm ngắn đến tầm trung và có hiệu quả chống lại nhiều mối đe dọa trên không bao gồm máy bay, trực thăng, UAV và vũ khí dẫn đường chính xác. Crotale NG được trang bị tên lửa VT1, có phạm vi tiếp cận mục tiêu hiệu quả khoảng 11km. Hệ thống có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao lên tới 6km.
Hệ thống Crotale NG còn nổi bật bởi khả năng theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc nhờ hệ thống radar và cảm biến tiên tiến, khiến nó trở thành một khí tài đáng gờm trong phòng không hiện đại.
* Hải quân Iran được trang bị tên lửa hành trìnhtầm xa
Truyền thông nhà nước Iran ngày 24/12 dẫn lời Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Shahram Irani, cho biết Iran đã trang bị cho hải quân nước này tên lửa hành trình Talaeiyeh, Nasi và máy bay trực thăng trinh sát. Theo ông Shahram Iranim, tên lửa hành trình Talaeieh có tầm bắn 1.000km và khả năng thay đổi mục tiêu sau khi phóng, còn tên lửa hành trình Nasi có tầm bắn 100km và có thể được lắp đặt trên tàu chiến.
Hệ thống tên lửa hành trình Talaeieh được trưng bày trong buổi lễ ra mắt tại căn cứ hải quân cảng Konarak, phía Nam Iran. Ảnh: Quân đội Iran.
|
Cả hai tên lửa hành trình này đã có mặt tại một căn cứ hải quân gần Ấn Độ Dương ở cảng Konarak, phía Nam Iran, cách thủ đô Tehran khoảng 1.400km về phía Đông Nam.
Máy bay trực thăng trinh sát, UAV và tên lửa hành trình trên biển nằm trong số những vũ khí mới được bổ sung vào kho vũ khí của hải quân Iran và “tất cả các thiết bị này đều do ngành công nghiệp quân sự Iran thiết kế và sản xuất”. Theo Reuters, tên lửa và máy bay không người lái do Iran sản xuất là những khí tài quân sự then chốt của Tehran.
Thông tin về trang bị mới của Hải quân Iran được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc cho biết một máy bay không người lái của Iran dường như đã tấn công một tàu chở hóa chất treo cờ Liberia, cách cảng Veraval của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương khoảng 200km về phía Tây Nam - một sự cố làm nổi bật căng thẳng gia tăng tại khu vực và nguy cơ mới đối với các tuyến đường biển sau khi Israel phát động cuộc chiến ở Gaza kể từ ngày 7-10. Iran bác bỏ tất cả những cáo buộc của Mỹ liên quan vấn đề này.
* PGZ sẽ cung cấp gần 300.000 viên đạn pháo 155mm cho quân đội Ba Lan
Theo Military Leak, thương vụ giữa Tập đoàn PGZ-Amunicja và Cơ quan Vũ khí nằm trong Chương trình Dự trữ Đạn dược Quốc gia Ba Lan. Đây là hợp đồng lịch sử cả về quy mô đơn hàng lẫn giá trị, gần 11 tỷ PLN (xấp xỉ 2,3 tỷ EUR).
PGZ đã giành được hợp đồng cung cấp gần 300.000 viên đạn pháo 155mm cho quân đội Ba Lan. Ảnh: Military Leak |
Việc bàn giao số đạn này sẽ được thực hiện từ năm 2024 đến 2029. Theo hợp đồng, PGZ sẽ cung cấp cho quân đội Ba Lan số đạn dược lớn hơn tất cả các đơn đặt hàng nhận được từ quân đội trong 10 năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo