Quốc tế

Nguyên mẫu động cơ của PAK DA đã được chế tạo

Tương tự như tiêm kích tàng hình PAK FA (nay đã trở thành chiếc Su-57), oanh tạc cơ tương lai PAK DA cũng cần động cơ "đúng chuẩn thế hệ năm".

Nga sắp tích hợp vũ khí siêu thanh lên "bóng ma bầu trời" Su-57 / Boeing vượt Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ

Truyền thông Nga cho biết, nguyên mẫu đầu tiên của động cơ thiết kế cho tổ hợp hàng không tầm xa đầy hứa hẹn PAK DA đã được sản xuất tại Nga, hiện tổ hợp động lực này đang ở trong tình trạng lắp ráp hoàn thiện.

Thông tin nói trên được phát biểu bởi ông Alexei Sobolev - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành của UEC-Kuznetsov, một bộ phận của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC).

Hãng thông tấn Interfax cho biết: "Dự kiến ​​việc lắp ráp động cơ mới sẽ hoàn thành vào cuối năm và bắt đầu thử nghiệm thực tế vào năm tới. Nguồn lực của phần lớn các doanh nghiệp trực thuộc UAC đã được sử dụng để hoàn thiện động cơ công nghệ cao này".

Cần phải nhắc lại rằngở Nga, các nhà thiết kế đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom tàng hình PAK DA thế hệ mới. Công việc đang được thực hiện trong khuôn khổ chương trình "Tổ hợp hàng không tầm xa tiên tiến". Quá trình lắp ráp cuối cùng đối với toàn bộ động cơ mới sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2021.

Nguyen mau dong co cua PAK DA da duoc che tao
Động cơ NK-32-02 dành cho máy bay ném bom chiến lược Tu-160M được nhận xét chính là nền tảng chế tạo "trái tim" mới cho PAK DA

Tổ hợp hàng không tầm xa đầy hứa hẹn PAK DA được tạo ra bởi công ty Tupolev, nó dự kiến sẽ thay thế Tu-160, Tu-95 và Tu-22M3 hiện đang được biên chế. Máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược thế hệ mới sẽ được chế tạo theo thiết kế khí động học kiểu "cánh bay", chú trọng tính tàng hình và bỏ qua yêu cầu về tốc độ siêu âm.

Oanh tạc cơ PAK DA sẽ có khả năng mang vũ khí siêu thanh, nó được kỳ vọng sẽ "xuyên thủng" hệ thống phòng không đối phương thông qua khả năng tán xạ sóng radar của thiết kế bề mặt, cũng như việc che giấu tín hiệu hồng ngoại từ động cơ trước các phương tiện trinh sát điện tử của đối phương.

Dự kiến công việc trước mắt các nhà thiết kế Nga sẽ là tiến hành nhiều bài thử nghiệm để xác định thông số kỹ chiến thuật theo yêu cầu. Sau đó, khi đã đạt được tiêu chí trên sẽ là những bài kiểm tra đường dài nhằm xác định độ bền của các linh kiện, xây dựng tiêu chuẩn cũng như quy trình bảo dưỡng, đi kèm các đề xuất nâng cấp (nếu có).

Trong trường hợp mọi việc tiến triển thuận lợi, máy bay ném bom chiến lược PAK DA (đã nhận tên gọi Poslanhik) của Nga có thể cất cánh và đi vào phục vụ trong thập niên 2030.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm