Quốc tế

Những cánh bay độc, lạ của Nga/Xô: ‘Đại bàng vàng’ Berkut

Trong số những máy bay chiến đấu Liên Xô và Nga chỉ có một nguyên mẫu duy nhất, Su-47 Berkut có thiết kế khác thường nhất.

F-36 Kingsnake sẽ là máy bay chiến đấu “độc nhất vô nhị” của Mỹ trong tương lai? / Nga chuẩn bị điều khiển máy bay không người lái chống tàu ngầm đặc biệt

Chim đen cánh ngược mang biệt danh ‘Đại bàng vàng’

Nguyên mẫu Su-47 "Berkut" (‘Đại bàng vàng’) cất cánh lần đầu vào tháng 9 năm 1997, được coi là một trong những máy bay khác lạ nhất trên thế giới. Đặc điểm của nó là màu đen, điều không bình thường đối với hàng không Nga, và quan trọng nhất là đôi cánh ngược về phía trước.

Giải pháp như vậy giúp cải thiện khả năng điều khiển khi bay ở tốc độ thấp và các đặc tính cất cánh và hạ cánh, đồng thời làm giảm tín hiệu bộc lộ trên radar.

Tuy nhiên, để đạt độ cứng cần thiết cho đôi "cánh ngược", chỉ có thể đạt được từ vật liệu tổng hợp sợi carbon đắt tiền. Việc sản xuất hàng loạt loại máy bay như vậy vào thời điểm đó là rất khó khăn; nên Su-47 Berkut được vận hành như một "phòng thí nghiệm bay".

Năm 2006-2007, những công nghệ của máy bay được sử dụng trong dự án PAK FA (sau này trở thành Su-57). Trên Su-47 áp dụng nguyên tắc đặt vũ khí, tên lửa bên trong thân máy bay, và giải pháp kỹ thuật này được chuyển sang Su-57.

Việc sử dụng rộng rãi vật liệu tổng hợp trong chế tạo khung thân máy bay hiện được coi là tiêu chuẩn cho chế tạo tất cả các máy bay chiến đấu sau này. Berkut, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, hiện nằm trong bảo tàng của Viện Nghiên cứu Bay ở Zhukovsky.

Nhung canh bay doc, la cua Nga/Xo: ‘Dai bang vang’ Berkut
Tiêm kích Su-47 Berkut có thiết kế độc đáo với đôi cánh ngược

Su-37 hơn cả F-22 Raptor của Mỹ

Cách đây 25 năm, vào ngày 2 tháng 4 năm 1996, tiêm kích hạng nặng Su-37 lần đầu tiên cất cánh thử nghiệm, mang đầy chặt các thiết bị điện tử hiện đại, động cơ mạnh mẽ và hệ thống điều khiển hiện đại. Dự án đã không được tiếp tục phát triển, nhưng công việc không bị bỏ quên, những kỹ thuật tiên tiến nhất của nó đã được áp dụng trong các thế hệ máy bay khác của thương hiệu Sukhoi.

Nguyên mẫu Su-37 được chế tạo trên cơ sở tiêm kích Su-27M hiện đại hóa. Chuyến bay đầu tiên đã cho thấy, ngay cả Liên Xô cũng không có một chiếc máy bay chiến đấu nào có thể đứng "gần" ngang hàng. Tại thời điểm đó, ở phương Tây cũng không có những thứ tương tự như vậy.

Sự khác biệt chính của Su-37 là động cơ AL-31FP, vectơ lực đẩy quay theo mọi góc độ. Kết quả là máy bay có thể nhảy múa trong không trung, đột ngột thay đổi hướng và tốc độ, trong khi động cơ F119-PW-100 trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ, vectơ lực đẩy chỉ lệch theo phương thẳng đứng.

Động cơ siêu cơ động này cho phép máy bay Nga né tránh tên lửa, loại bỏ khả năng bị radar khóa và chiến đấu hiệu quả với bất kỳ đối thủ nào khi cận chiến cơ động trên không (dogfight).

 

Nhung canh bay doc, la cua Nga/Xo: ‘Dai bang vang’ Berkut
Tiêm kích siêu cơ động Su-37 tại triển lãm hàng không Moscow 1997 (MAKS-97)

Một "bí quyết" khác của Su-37 là hệ thống thông tin và điều khiển trong buồng lái. Bốn màn hình màu LCD kích thước lớn cùng hiển thị với góc nhìn rộng. Cuối cùng, cần điều khiển của máy bay không được đặt ở trung tâm, giữa hai chân phi công mà ở bên phải, giống như trên F-16.

Thật không may, vào cuối năm 2002, chiếc Su-37 duy nhất bị rơi, mặc dù phi công đã phóng ghế nhảy dù thành công. Chương trình kết thúc, nhưng các giải pháp kỹ thuật dành cho Su-37 đã tạo nên nền tảng cho các máy bay chiến đấu Su-30SM (4+) và Su-35S (4 ++) được sản xuất sau này.

Hai phi công ‘Vai kề vai’

Khi các máy bay chiến đấu Su-33 trên tàu sân bay được Hải quân Nga tiếp nhận, đã đặt ra câu hỏi về phiên bản huấn luyện chiến đấu.

Vào tháng 4 năm 1999, nguyên mẫu Su-33UB đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Một trong những đặc điểm chính là cách bố trí chỗ ngồi của đội bay là hai phi công bên cạnh nhau chứ không phải trước-sau như thường thấy trên các máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi.

 

Điều này giúp đơn giản hóa sự tương tác của phi công trong suốt chuyến bay, cải thiện tầm nhìn từ phía trước, rất quan trọng khi cất hạ cánh trên boong tàu sân bay.

Nhung canh bay doc, la cua Nga/Xo: ‘Dai bang vang’ Berkut
Những bức ảnh hiếm hoi của tiêm kích hạm huấn luyện hai chỗ ngồi song song Su-33UB

Tuy nhiên, hải quân Nga đã tỏ ra không mặn mà với phương tiện này. Các phi công hải quân vẫn được đào tạo trên các máy bay Su-33 một chỗ ngồi và trên các máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29KUB hạng nhẹ. Hy vọng xuất khẩu Su-33UB cũng không thành hiện thực.

Nguyên mẫu duy nhất hiện nằm trong bảo tàng Viện Nghiên cứu bay, mặc dù vậy, cũng không thể nói là sự án đã bị lãng phí. Việc bố trí phi công ngồi cạnh nhau sau này đã được áp dụng thành công trên Su-34 Fullback - máy bay ném bom tiền tuyến có chức năng tiêm kích.

Chiếc MiG tiền đề cho tiêm kích thế hệ 5

Việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bắt đầu từ rất lâu trước khi có dự án PAK FA, ngay từ thời Liên Xô.

 

Năm 1983, một chương trình làm việc toàn diện đã được phê duyệt cho "tiêm kích MiG tiền tuyến đa chức năng", cũng như đặt ra các yêu cầu về chiến thuật và kỹ thuật của quân đội. Bản thảo thiết kế và mô hình được giới thiệu vào năm 1991. Mẫu thử nghiệm mang tên gọi MiG 1.44.

Nhung canh bay doc, la cua Nga/Xo: ‘Dai bang vang’ Berkut
Tiêm kích Mikoyan MiG 1.44, tiền thân của chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga

Các đặc điểm của máy bay rất ấn tượng: Một chỗ ngồi, siêu cơ động, tàng hình, tốc độ lên đến 3210 km/h, trần bay tới 20 km, tầm hoạt động không dưới 4000 km, có khả năng bay "siêu âm" ở chế độ không đốt sau, 12 điểm treo vũ khí bên trong thân và 8 điểm bên ngoài.

Thế nhưng sự sụp đổ Liên Xô và khủng hoảng của Nga hậu Xô-viết đã đặt dấu chấm hết cho dự án. Vào đầu năm 2000, nguyên mẫu đã cất cánh. Nhưng một nghị định của chính phủ ban hành vào năm 2002 để bắt đầu phát triển PAK FA đã chôn vùi dự án, bởi Nga không đủ kinh phí thực hiện hai dự án cùng một lúc.

Bản sao duy nhất của MiG 1.44 hiện nằm trong bảo tàng Viện Ngiên cứu bay, nhưng những phát triển mẫu này được sử dụng trong dự án chế tạo tiêm kích hạng nhẹ, hiện vẫn đang còn “chưa có tên”.

Những cỗ máy ném bom

 

Ngược dòng thời gian hơn 60 năm trước, vào năm 1956, Liên Xô quyết định đáp trả chương trình máy bay ném bom tầm cao siêu thanh của Mỹ (XB-70 Valkyrie), bằng dự án M-50, được phát triển bởi phòng thiết kế của Vladimir Myasishchev (1902-1978).

Nhung canh bay doc, la cua Nga/Xo: ‘Dai bang vang’ Berkut
Máy bay Myasishchev M-50 được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không Monino

M-50 (tên mã NATO: Bounder) là một cỗ máy tuyệt đẹp với cánh delta, đuôi xuôi và thân máy bay mỏng. Máy bay được trang bị bốn động cơ, gồm hai động cơ dưới cánh, hai động cơ ở đầu. Phạm vi hoạt động 14.000-15.000 km, tốc độ lên tới 2000 km/h.

Nguyên mẫu đầu tiên và cũng là duy nhất cất cánh vào mùa thu năm 1959 và thực hiện 11 chuyến bay thử nghiệm. Nhưng tốc độ khi đó không vượt quá 1090 km/h, các động cơ khác được thay thế, nhưng vận tốc "siêu âm" dự kiến 1230 km/h cũng vẫn không đạt được.

Do đó, dự án M-50 bị dừng lại vào năm 1961 do sự khác biệt giữa đặc điểm thiết kế và nguyên mẫu, cũng như do sự phát triển của máy bay ném bom mang tên lửa hạt nhân.

Cuối cùng thì người Mỹ cũng đã đóng cửa chương trình XB-70. Tuy nhiên, ý tưởng về máy bay ném bom chiến lược siêu âm đã không bị các nhà thiết kế máy bay Mỹ và Liên Xô quên lãng. Kết quả là xuất hiện Rockwell B-1B Lancer và “Thiên Nga Trắng” Tu-160 (Blackjack).

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm