Những máy bay quân sự tệ hại nhất của Liên Xô trong Thế chiến 2
Ukraine ‘cải lão hoàn đồng’ xe tăng T-64BV, đối đầu chiến xa Nga / Trung Quốc "nóng mặt" khi phi đội "chim cắt" F-16 Đài Loan bất ngờ tập trận
1. “Hải âu” I-153
Máy bay “Hải âu”, biệt danh của tiêm kích Polikarpov I-153, gia nhập lực lượng không quân Liên Xô vào năm 1939, ngay trước thềm Thế chiến 2. Máy bay này thể hiện phong độ tốt trong các trận đánh Khalkhin Gol với quân phát xít Nhật nhưng lại không là đối thủ của máy bay phát xít Đức khi Đức tiến hành xâm lược Liên Xô.
Ảnh: Sputnik. |
Tiêm kích Liên Xô này thua đối thủ chính của mình là phi cơ Messerschmitt Bf 109 về hầu hết các đặc điểm kỹ thuật, đặc biệt là về tốc độ (434km/h so với 515km/h). “Hải âu” thậm chí không thể đuổi theo và đón đánh oanh tạc cơ Đức như là Ju-88 (có tốc độ là 466km/h).
Phi công Alexander Ryazanov thuộc trung đoàn không quân Tiêm kích Cận vệ số 10 nhớ lại: “Bạn không thể thoát khỏi , không thể đuổi theo Bf 109. Bạn chỉ có thể cố gắng cơ động và tự vệ mà thôi”.
Trên 1.300 chiếc I-153 đối mặt với không quân phát xít Đức trên biên giới phía tây của Liên Xô vào mùa hè năm 1941.
Mặc dù đôi lúc các phi công giàu kinh nghiệm của Liên Xô sử dụng máy bay “Hải âu” có tính cơ động cao này để gây bất ngờ cho đối phương trên bầu trời, về sau mục đích của các máy bay tiêm kích này đã được thay đổi và chúng chủ yếu được sử dụng cho việc tấn công các mục tiêu trên mặt đất, cũng như hộ tống oanh tạc cơ bay đêm.
Năm 1944, những chiếc phi cơ I-153 chậm chạp và lỗi thời này không thể tham gia các cuộc tấn công nhanh chóng của Hồng quân. Được rút khỏi không chiến, các máy bay tham gia tuần tra và bảo vệ các đoàn tàu hải quân.
2. Tupolev SB
Một trong những oanh tạc cơ tốt nhất của Liên Xô trong thập niên 1930, máy bay Tupolev SB (ANT-40) thực sự là vua bầu trời trong Nội chiến Tây Ban Nha. Với tốc độ 450km/h, máy bay vượt qua tầm với của tiêm kích đối phương như là Fiat CR.32 (tốc độ 354km/h) của Italy và Heinkel He 51 (tốc độ 338km/h) của Đức.
Ảnh: Public domain. |
Tốc độ nhanh như vậy cho phép máy bay SB tham gia hoạt động ném bom ban ngày mà không cần máy bay tiêm kích hộ tống. Thế thượng phong đó chấm dứt vào mùa xuân năm 1937 khi máy bay Đức siêu nhanh fast Messerschmitt Bf 109 (tốc độ 520km/h) xuất hiện trên bầu trời Tây Ban Nha.
Bất chấp thực tế vào năm 1941, máy bay này đã hoàn toàn lỗi thời, đây vẫn là oanh tạc cơ chủ lực của không quân Liên Xô khi ấy. Khi Đức xâm lăng , máy bay SB hứng chịu tổn thất lớn khi đối đầu với “bạn cũ” là Bf 109.
Cuộc giao tranh chính cuối cùng của SB là trong trận đánh Stalingrad. Sau năm 1943, các máy bay ném bom này đã được sử dụng chủ yếu làm máy bay trinh sát cũng như máy bay vận tải cung cấp hàng cho các lực lượng du kích hay thả các đơn vị phá hoại vào sau chiến tuyến địch.
Khi Đức sáp nhập Tiệp Khắc vào năm 1939, Đức thu được 32 máy bay SB được người Séc chế tạo theo giấy phép thành máy bay Avia B.71. Trong Thế chiến 2, số máy bay này được Đệ tam Đế chế giao cho đồng minh Bulgaria. Hơn 24 chiếc SB đã được người Phần Lan sử dụng để chống lại Liên Xô nhưng chúng đã bị thu lại trong cuộc Chiến tranh Mùa Đông.
3. “Con lừa” I-16
“Nếu bạn học lái được một chiếc I-16 thì bạn có thể lái được mọi thứ. Đây là một máy bay rất “nghiêm khắc” nhưng cơ động cao” – phi công Vladmir Tikhomirov thuộc Trung đoàn Tiêm kích số 12 nhớ lại.
Ảnh: Public domain. |
Chiếc tiêm kích Liên Xô này không nể nang ai, và đòi hỏi phi công phải có kỹ năng bay thượng hạng.
Chiến đấu cơ này đã khẳng định được mình trong Nội chiến Tây Ban Nha và trong trận chiến với quân Nhật ở Viễn Đông. Tuy nhiên, vào năm 1941, máy bay đã trở nên lỗi thời dù nó đã có một số hiện đại hóa.
Trước khi máy bay Yak và La đầy uy lực cất cánh lên bầu trời trong vinh quang, chiếc I-16 được cho là đã giúp răn đe đòn tấn công ồ ạt của Đức
Trên 1.700 “Con lừa” (biệt danh của I-16) đã được bố trí ở khu vực mặt trận phía Tây của Liên Xô khi Đức mở chiến dịch Barbarossa. I-16 chiếm trên 40% trong tổng số các máy bay tiêm kích của Liên Xô trong khu vực này.
I-16 cơ động hơn đối thủ chính của nó là Bf 109. Nhưng I-16 lại kém đáng kể về tốc độ và hỏa lực. Các “chú lừa” này chỉ có thể cố gắng cơ động và yểm hộ lẫn nhau. Cơ hội xuất hiện khi tấn công theo kiểu du kích. Ngày 16/1/1943, một chiếc I-16 bất ngờ từ trong mây lao ra và bắn hạ máy bay của phi công hạng ace của Đức là Alfred Graslawski./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo