Siêu tăng BM Oplot Ukraine liệu có “tống tiễn” được T-55 ở Peru?
Nhìn chung về mặt tính năng tác chiến thì siêu tăng BM Oplot của Ukraine thừa sức đánh bại T-55, vấn đề chỉ còn lại là giá cả.
Clip: Thăm lữ đoàn tăng T-90S của quốc gia mua cùng đợt với Việt Nam / Trung Quốc tuyên bố xe tăng nội địa VT4 "ăn đứt" T-90S
Dưới sự bảo trợ của Ukroboronprom - Công ty xuất khẩu vũ khí Nhà nước Ukraine, Công ty "Nhà máy Malyshev" đang quảng bá xe tăng chiến đấu chủ lực BM Oplot tới Quân đội Peru. Nguồn ảnh: Wikipedia
Quân đội Peru hiện sở hữu lực lượng xe tăng khá lạc hậu gồm hơn 400 chiếc, đóng vai trò chủ lực là 350 chiếc T-55 đã được nâng cấp vũ khí, nhưng nhìn chung là đã lỗi thời và không còn phù hợp với tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Từ nhiều năm nay, Peru được cho là bắt đầu tìm kiếm phương án thay thế. Thế nên, với nguồn gốc cũng từ xe tăng Liên Xô, BM Oplot được đánh giá là một trong những ứng viên tiềm năng. Nếu giành được hợp đồng này, Nhà máy Malyshev sẽ có nhiều năm “no đủ”. Vấn đề chỉ còn lại là giá cả cũng như các cam kết của Ukraine về chất lượng vũ khí liệu có giống như họ đã quảng cáo. Nguồn ảnh: Wikipedia
BM Oplot hay còn được gọi là xe T-84 Oplot-M là phiên bản mới nhất và hiện đại nhất của dòng xe tăng T-84 do Ukraine phát triển trên cơ sở cải tiến từ thiết kế T-80 của Liên Xô. Về cơ bản, T-84 không có nhiều khác biệt với T-80, có chăng là khí tài trên nó do Ukraine sản xuất và viết thương hiệu riêng của mình vào. Nguồn ảnh: Wikipedia
BM Oplot có trọng lượng khoảng 51 tấn, trang bị động cơ diesel cực khỏe công suất 1.200 mã lực loại 6TD-2E hoặc lên tới 1.500 mã lực loại 6TD-3 cho tốc độ tối đa tới 70km/h trên đường bằng, off-road 45km/h, dự trữ hành trình 500km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng vệ của xe tăng BM Oplot có thể nói là tương đương T-90A của Nga với 3 lớp giáp gồm: giáp composite hình thành nên xe tăng; giáp phản ứng nổ Duplet gắn ngoài và hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon hoặc Varta. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đó, giáp Duplet có thể kháng được đạn xuyên thép APFSDS, HEAT cỡ 125mm chuẩn Nga; tên lửa chống tăng Shturm AT-6 kiểu Nga hay TOW-2 của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon hay Varta được cho là phiên bản Ukraine từ loại Arena hay Shtora của Nga. Trong ảnh, "đàn gây nhiễu tín hiệu dẫn đường tên lửa chống tăng" của hệ thống Varta trên BM Oplot hệt như Shtora của Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về hỏa lực, BM Oplot trang bị pháo nòng trơn 125mm KBA-3, đại liên đồng trục KT-7,62mm và đại liên phòng không KT-12,7mm. Pháo chính trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn 8-9 phát/phút (cơ số đạn 46 viên). Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo chính trên BM Oplot có thể khai hỏa tên lửa chống tăng dẫn đường laser với tầm bắn tới 5.000m, có thể đánh trúng mục tiêu đang di chuyển. Tên lửa trang bị đầu đạn tandem cho phép xuyên phá xe tăng bọc giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống điều khiển hỏa lực trên BM Oplot bao gồm kính ngắm ban ngày pháo thủ, hệ thống trinh sát toàn cảnh trưởng xa PNK-6, kính ngắm hồng ngoại PTT-2 có tầm trinh sát tới 8km và hệ thống máy tính đường đạn LIO-V. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhìn chung các tham số quảng cáo của BM Oplot chẳng thua gì T-90 đắt hàng của Nga. Vấn đề lớn nhất được cho là nằm ở chất lượng xe tăng cũng như giá cả và nhất là tiến độ giao hàng. Hợp đồng gần đây nhất với Thái Lan, tốc độ giao xe chậm đã khiến Bangkok hủy bỏ hợp đồng với Kiev. Trước đó, Azerbaijan, Bangladesh, Hy Lạp, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng lắc đầu quầy quậy trước Oplot. Rõ ràng phải có một điều gì đó khiến nhiều nước từ chối Oplot tới vậy. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo