Quốc tế

Những vũ khí Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam nhưng không được SIPRI thống kê

DNVN - Một số vũ khí sau đây mặc dù đã có mặt rất lâu trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam, thậm chí hình ảnh đã rất phổ biến nhưng lại không thấy xuất hiện trong thống kê của SIPRI.

Tiêm kích Su-35 - “Vua" tác chiến trên không / "Chiến thuật bầy sói" của tên lửa chống hạm Nga không thần diệu như quảng cáo

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 của Việt Nam trong lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm thành lập hải quân. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 của Việt Nam trong lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm thành lập hải quân. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.

4K51 Rubezh (SS-C-3) là hệ thống tên lửa bờ do Liên Xô nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng từ thập niên 1980. Thành phần tổ hợp 4K51 bao gồm 1 xe mang phóng 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543) sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161 mang 2 tên lửa hành trình đối hạm P-15M.
Mặc dù Rubezh có tuổi đời chưa già nhưng lại sử dụng tên lửa quá cũ, đạn P-15 Termit (SS-N-2 Styx) ra đời từ những năm 1950 có tầm bắn 80 km, tốc độ tối đa Mach 0,9 và mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 513 kg.
P-15 có kích thước khá lớn, bay hành trình cao (giai đoạn cuối tên lửa vẫn còn ở độ cao trên 100 m), tốc độ chậm, khả năng cơ động kém, ngoài ra nó còn rất dễ bị gây nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử dày đặc.
So với Redut hay Bastion-P thì rõ ràng Rubezh có quá nhiều nhược điểm, tuy vậy bản báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ghi rất rõ thời điểm Việt Nam tiếp nhận hai tổ hợp kia, nhưng lại không có một dòng nào đề cập tới Rubezh.
Pháo tự hành 2S1 122 mm
Pháo tự hành 2S1 Gvodzika  của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

2S1 Gvozdika (Hoa cẩm chướng) là loại pháo tự hành cỡ 122 mm, chính thức phục vụ trong Quân đội Liên Xô từ năm 1970 và đã được xuất khẩu cũng như viện trợ cho nhiều quốc gia đồng minh trong khối Xã hội chủ nghĩa.
Kết cấu của tổ hợp bao gồm pháo 2A18 đặt trên khung gầm xe bọc thép chở quân MT-LB, tầm bắn đạt 15 km. Nhiệm vụ của nó là tiêu diệt và chế áp lực lượng cơ động, các hỏa điểm bộ binh, phá hủy các loại công sự dã chiến, vượt qua bãi mìn, chướng ngại vật (hàng rào thép gai), đấu lại pháo, súng cối cũng như phương tiện bọc thép đối phương.
2S1 cùng với 2S3 Akatsiya là những loại pháo tự hành chủ lực của Binh chủng Pháo binh Việt Nam, nhưng trong khi SIPRI cho biết Việt Nam nhận được 30 tổ hợp 2S3 vào năm 1988 - 1989 thì 2S1 hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85
Pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 bắn đạn nước kiểm tra kỹ thuật. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 bắn đạn nước kiểm tra kỹ thuật. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pháo tự hành ASU-85 được thiết kế trên khung gầm xe tăng lội nước PT-76, đây là hỏa lực chủ yếu của Lực lượng đổ bộ đường không (Binh chủng Nhảy dù) Liên Xô, có khả năng thả dù từ máy bay vận tải cỡ lớn.
Sức mạnh của ASU-85 nằm ở pháo D-70 (2A15) cỡ 85 mm với 45 viên đạn (tầm bắn tối đa 10 km) và súng máy đồng trục SGMT hoặc PKT cỡ 7,62 mm (cơ số đạn 2.000 viên). Mặc dù sử dụng khung thân PT-76 nhưng khác với 2S1, nó không có khả năng lội nước.
ASU-85 được cho là nằm trong gói viện trợ lớn mà Liên Xô dành cho Việt Nam sau khi Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 bùng nổ, tuy vậy lại không có báo cáo cụ thể nào về thời điểm cũng như số lượng chính xác mà chúng ta đã tiếp nhận.
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm