Quốc tế

Những xe tăng cực mạnh được bán thanh lý với giá "rẻ như cho"

DNVN - Do tình trạng dư thừa xe tăng chiến đấu chủ lực trong khi chi phí lưu kho hay tháo dỡ lại quá cao cho nên nhiều nước đã quyết định đưa ra phương án bán thanh lý giá rẻ.

Bất ngờ lớn khi tàu phóng lôi Turya có thể mang tên lửa chống hạm / Quân đội Thái Lan đặt mua 37 xe bọc thép Stryker của Mỹ

Dưới đây là một số dòng xe tăng chiến đấu chủ lực được đánh giá là có sức mạnh rất đáng nể, hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu của chiến tranh hiện đại nhưng chi phí để mang về lại ở mức rất phải chăng.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4

Đầu tiên chính là Leopard 2A4, phiên bản phổ biến nhất của gia đình xe tăng Leopard 2. Nó được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Krauss-Maffei trong đầu những năm 1970 cho quân đội Tây Đức.

Leopard 2A4 bao gồm nhiều thay đổi đáng kể so với nguyên bản như hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số có thể xử lý các loại đạn mới. Hệ thống ngăn chặn nổ và tháp pháo được cải thiện với giáp titan/vonfram phẳng.

Thông số cơ bản của Leopard 2A4: Trọng lượng 55,15 tấn; chiều dài 9,67 m (với pháo quay về phía trước); chiều rộng 3,75 m; chiều cao 2,99 m.

Xe tăng Leopard 2A4 được trang bị động cơ diesel 12 xi lanh MTU-12 MB 873-Ka 501 công suất 1.479 mã lực, cho tốc độ tối đa 68 km/h trên đường tốt và 31 km/h trên đường xấu. Vũ khí gồm pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm L44 và 2 súng máy 7,62 mm.

Cuối năm 2012, Bộ Quốc phòng Indonesia đã đặt mua 61 xe tăng Leopard 2 Revolution và 42 Leopard 2A4 với đơn giá tương ứng ước tính 1,7 triệu USD/xe và 0,7 triệu USD/xe. Về thực chất, Leopard 2 Revolution chính là phiên bản hiện đại hóa từ Leopard 2A4.

 

Indonesia chính là khách hàng đầu tiên mua được xe tăng Leopard 2 Revolution và trở thành quốc gia sở hữu loại xe tăng chiến đấu chủ lực mạnh nhất, hiện đại nhất ở Đông Nam Á với mức chi phí được cho là rất phải chăng.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1A5

Tiếp theo là Leopard 1, dòng xe tăng chiến đấu chủ lực được thiết kế và sản xuất tại Tây Đức, chính thức đi vào biên chế năm 1965. Nó nhanh chóng trở thành mẫu xe tăng tiêu chuẩn của các lực lượng vũ trang châu Âu và là xe tăng chiến đấu chủ lực tại hơn một chục quốc gia trên toàn thế giới.

 

Năm 1980 một chương trình nghiên cứu cải tiến Leopard 1 đã được tiến hành. Các phiên bản Leopard 1A1/A2 được trang bị một hệ thống điều khiển hỏa lực mới cho phép tác chiến ban đêm và trong thời tiết xấu.

Tháp pháo được thiết kế lại để mang pháo nòng trơn 120 mm Rheinmetall L/55 của Leopard 2, ngoài ra giáp xe cũng được tăng cường đáng kể. 1300 xe tăng Leopard 1A1/A2 đã được cải tiến theo gói nâng cấp này và nhận tên gọi Leopard 1A5.

Những xe tăng Leopard 1A5 đầu tiên được chuyển giao cho Quân đội Đức vào đầu năm 1987 và được coi là "tiêu chuẩn" của dòng xe tăng Leopard 1 ngày nay.

Thông số cơ bản của xe tăng Leopard 1A5: Trọng lượng 42,2 tấn; chiều dài 9,54 m (với pháo quay về phía trước); chiều rộng 3,37 m; chiều cao 2,7 m.

Leopard 1A5 được trang bị động cơ diesel 10 xi lanh MTU MB 838 CaM 500 công suất 819 mã lực, cho tốc độ tối đa 65 km/h trên đường tốt. Vũ khí gồm pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm L/44 và 2 súng máy 7,62 mm.

 

Cuối tháng 12/2008, Cơ quan phụ trách vũ khí trang bị và mua sắm Đức (BWB) đã chọn công ty Krauss-Maffei Wegmann (KMW) làm nhà thầu sữa chữa các xe tăng Leopard 1A5 niêm cất trong kho để chuyển giao cho phía Brazil.

Phiên bản xe tăng Leopard 1A5BR của Brazil được lắp đặt hệ thống thông tin cấp chiến dịch và điều khiển do Elbit Systems (Israel) chế tạo, kính ngắm quang học và hệ thống điều phối hỏa lực nâng cấp. Brazil đã nhận lô xe tăng Leopard 1A5BR đầu tiên vào tháng 10/2009, đơn giá ước tính cho 1 chiến xa loại này là 500.000 USD.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BV1

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BV1

T-64 là loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô được sản xuất năm 1963 và đi vào phục vụ cuối năm 1966.

 

Đây là mẫu MBT cực kỳ tiên tiến so với các đối thủ cùng thời điểm nhưng do kết cấu phức tạp và giá thành cao. T-64 chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế và không xuất khẩu. Mặc dù vậy, T-64 là nền tảng để sản xuất ra dòng xe tăng T-80 phổ biến và hiện đại hơn.

Thông số cơ bản của xe tăng T-64A: Trọng lượng 38 tấn; chiều dài 9,23 m (với pháo quay về phía trước); chiều rộng 3,42 m; chiều cao 2,17 m.

Xe tăng T-64 được trang bị động cơ turbine khí 5DTF công suất 700 mã lực, cho tốc độ tối đa 60 km/h trên đường tốt. Vũ khí gồm pháo nòng trơn D-81T (2A46) 125 mm, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 súng máy phòng không 12,7 mm.

Tuy nhiên mẫu T-64A ban đầu vẫn gặp phải khá nhiều hạn chế. Chính vì vậy, T-64B - phiên bản nâng cấp lớn với giáp khung và tháp pháo mới, nhỏ hơn lớp giáp “hỗn hợp K” thế hệ đầu tiên trên T-64A nhưng khả năng bảo vệ cao hơn và được trang bị hệ thống đo xa laser tiên tiến đã ra đời.

Phiên bản T-64BV chính là T-64B trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-1 và hệ thống phóng lựu đạn khói Tucha 81 mm ở phía bên trái tháp pháo.

 

Đầu năm 2014 hãng tin Lenta của Nga cho biết, Ukraine đã đồng ý bán 50 xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BV1 cho Cộng hòa Congo với giá thành mỗi xe tăng cũ là 200.000 USD kèm 100.000 USD chi phí sửa chữa nâng cấp. Đây là mức giá được cho là rẻ đến mức giật mình.

Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm