Nỗ lực chưa từng có tiền lệ của Ukraine và giới hạn của phương Tây
Trực thăng hạng nặng Mi-26 mạnh vượt trội nhờ trái tim PD-8V / Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 của Ukraine
Nỗ lực chưa từng có tiền lệ
Không phận ở Ukraine là khu vực tranh giành ác liệt. Nga có lực lượng không quân lớn hơn và chiến đấu cơ với công nghệ vượt trội hơn hẳn. Moscow cũng có thể sử dụng số lượng lớn UAV để tập hợp thông tin tình báo và thực hiện nhiệm vụ trực tiếp nhằm vào các lực lượng của Ukraine. Trực thăng của Nga, chẳng hạn như Ka52 đã cho thấy khả năng phá hủy các phương tiện bọc thép của Ukraine.
Ngoài ra, Moscow có thể triển khai các hệ thống phóng từ mặt đất như pháo và hệ thống phóng tên lửa, đồng thời bố trí các bãi mìn dọc các khu vực Ukraine có thể vượt qua. Trên thực tế, theo nhà quan sát O’Brien, ngay cả khi hai đội quân tương xứng về thông tin tình báo, huấn luyện và khả năng vận hành các hệ thống phức tạp thì Ukraine vẫn chỉ có tỷ lệ thành công nhỏ.
>> Xem thêm:Vì sao Mỹ phản ứng thận trọng trước cuộc nổi loạn của Wagner?
Quân đội Ukraine phản công. Ảnh: Getty
Do các lực lượng phản công của Ukraine phải đối phó với hỏa lực phòng thủ của Nga từ nhiều khu vực nên cho đến nay, nỗ lực tiến công của Kiev vẫn khá khiêm tốn. Vào mùa thu năm ngoái, Ukraine tuyên bố đã giành lại phần lớn lãnh thổ ở Kharkiv nhưng theo giới quan sát, trong cuộc phản công đó, các phương tiện của Ukraine có thể tiến công nhiều km trong ngày bởi lực lượng của Nga ở đây tương đối mỏng.
>> Xem thêm:Áo tàng hình Nakidka thần kỳ trên chiến trường
Nhà quan sát O’Brien cho rằng Ukraine không thể lặp lại thành công đó. Kiev chưa thể kiểm soát không phận trong khi Nga có hỏa lực phòng thủ mạnh mẽ. Ukraine không có lựa chọn nào ngoài làm tiêu hao lực lượng mặt đất của đối phương để đối phó với lợi thế trên không của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, Ukraine đang cố gắng "phá hủy" các lực lượng của Nga ở phía Nam và phía Đông nhưng quá trình này sẽ mất một thời gian.
Gần đây, Ukraine đang tiến hành các cuộc tấn công thăm dò nhằm tìm kiếm điểm yếu trong phòng tuyến của Nga. Kiev cũng có thể tấn công một số mục tiêu lớn. Đáng chú ý nhất, Ukraine có thể sẽ bắt đầu tấn công các kho đạn dược và kho hậu cần của Nga bằng các hệ thống vũ khí tiên tiến phương Tây cung cấp.“Đòn giáng mạnh nhất” chưa bắt đầu
"Đòn giáng mạnh nhất" trong cuộc phản công của Ukraine nhằm vào các lực lượng của Nga vẫn chưa diễn ra, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Malyar nhận định, đồng thời cho biết các lực lượng của Ukraine sẽ khó có thể tiến công bởi Nga đang tập trung tất cả lực lượng để ngăn chặn cuộc phản công của họ.
"Đối phương không dễ dàng từ bỏ vị trí và chúng tôi phải chuẩn bị cho thực tế rằng đây sẽ là cuộc đọ sức cam go", bà Malyar nói.
>> Xem thêm:Mỹ dùng máy bay vận tải thực hiện cuộc tấn công tên lửa diện rộng
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết mặc dù quân đội nước này đang tiến công theo một vài hướng ở phía Nam nhưng Nga đang tập trung nguồn lực quy mô lớn ở phía Đông và tiếp tục tiến công ở đây.
"Với đối phương, hướng tấn công chính là ở phía Đông bởi họ không từ bỏ mục tiêu tiến tới biên giới các khu vực Donetsk và Lugansk".
Vì vậy, những cuộc giao tranh dữ dội nhất vẫn đang diễn ra ở phía Đông và phía Nam Ukraine. Tại phía Nam, Ukraine đang đối mặt với các bãi mìn, UAV cảm tử và tên lửa chống tăng của Nga.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba hối thúc các nước "từ bỏ lập trường trung lập giả vờ" và cung cấp cho Kiev mọi vũ khí cần thiết để đẩy lùi các lực lượng của Nga khỏi lãnh thổ Ukraine.
Trở ngại ngáng đường Ukraine
Theo giới phân tích, việc Mỹ và phương Tây do dự trong việc hỗ trợ vũ khí và hệ thống phòng không cho Ukraine có thể là một nhân tố hạn chế cuộc phản công của Ukraine.
"Chúng ta đã thảo luận về việc hỗ trợ các hệ thống vũ khí khác nhau nhưng lại không thực hiện trong một chiến lược thống nhất. Chúng ta đang cho Nga có nhiều thời gian để tăng cường các hệ thống phòng thủ của họ, học hỏi từ sai lầm và kết hợp các bài học đã rút ra được", George Barros, nhà phân tích về Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho hay.
Đầu tháng này, Kiev đã tiến hành cuộc phản công nhằm vào các lực lượng của Nga dọc tiền tuyến. Trong khi chiến dịch này vẫn còn trong giai đoạn đầu thì theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cuộc phản công của Ukraine gặp phải trở ngại trước hệ thống phòng tuyến của Nga, chạy sâu vào bên trong với nhiều bãi mìn và các hệ thống pháo.
Mỹ và NATO đã cung cấp cho Ukraine hàng tỷ USD hỗ trợ, trong đó có các vũ khí phương Tây, hệ thống phòng không, xe tăng, pháo và các phương tiện chiến đấu.
>> Xem thêm:Raytheon cần kỹ sư về hưu để tăng sức mạnh cho Stinger
Tuy nhiên, thời điểm thực sự những hệ thống này được cung cấp cho Ukraine không phải lúc nào cũng trùng với thời điểm Kiev đề xuất. Các nhà lãnh đạo phương Tây thường thay đổi về cách thức và thời điểm cung cấp hỗ trợ, chẳng hạn như Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đảo ngược lập trường hỗ trợ chiến đấu cơ F-16 và xe tăng Abrams cho Ukraine trong khi Đức cũng gạt sang bên các lo ngại để thông qua việc hỗ trợ xe tăng Leopard.
Hồi tháng 1/2023, Viện Nghiên cứu Chiến tranh đánh giá, "những trì hoãn trong việc hỗ trợ Ukraine các hệ thống vũ khí tầm xa, các hệ thống phòng không tiên tiến và xe tăng đã hạn chế khả năng tận dụng cơ hội của Ukraine cho các chiến dịch phản công lớn hơn".
Trong khi đây không phải nhân tố duy nhất cản trở khả năng của Kiev nhằm phá vỡ phòng tuyến kiên cố của Nga thì theo ông Barros, nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến hơn lẽ ra có thể được huy động hiệu quả hơn cho Ukraine. Theo ông, những nguồn lực này có thể giúp Ukraine khai thác điểm yếu của Nga.
Tổng thống Biden và NATO ngần ngại hỗ trợ xe tăng và tiêm kích F-16 cho Ukraine do lo ngại Nga leo thang căng thẳng. Từ khi xung đột nổ ra, Moscow đã cảnh báo sẽ sử dụng mọi phương tiện sẵn có, bao gồm cả vũ khí hạt nhân nếu sự tồn tại của nhà nước và người dân bị đe dọa.
Dù vậy, ông Seth G. Jones, Giám đốc Dự án Các mối đe dọa xuyên quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng: "Gần như trong mọi giai đoạn của cuộc xung đột này, các mối lo ngại leo thang căng thẳng đã được chứng minh là vô căn cứ. Nga thực sự không làm gì nhiều ở thời điểm này ngoài việc đe dọa".
Còn chuyên gia Barros thì cho rằng việc Tổng thống Putin triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus đầu tháng này đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây nhưng khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine hoặc nhằm vào các thành viên NATO vẫn khó có thể xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025