Quốc tế

Nỗ lực vượt Nga của Pháo binh Mỹ

Theo Viện Nghiên cứu quốc phòng RAND của Mỹ, hiện nay Lầu Năm Góc đang nỗ lực vượt Nga trong lĩnh vực Pháo Binh.

Pháo tự hành uy lực do Hàn Quốc sản xuất sẽ áp sát Nga? / Lo ngại phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ, không quân Nga - Syria "nhường sân chơi" cho pháo binh

RAND cho biết, một trong những mối nguy hiểm chính đối với lực lượng mặt đất của Mỹ là Pháo binh Nga. Trong cuộc xung đột vũ trang giả định, Nga có thể sử dụng rộng rãi và hiệu quả lực lượng pháo binh.

Trong lĩnh vực này, người Nga có ưu thế so với quân đội phương Tây. RAND lấy ví dụ: một lữ đoàn của Lực lượng mặt đất Mỹ chỉ có một tiểu đoàn pháo binh. Trong khi đó, các đội hình của quân đội Nga có số lượng đơn vị yểm trợ hỏa lực lớn hơn nhiều.

No luc vuot Nga cua Phao binh My
Mỹ đang nỗ lực hiện đại hóa lực lượng Pháo binh.

"Trong trường hợp chiến đấu một chọi một, lữ đoàn Mỹ sẽ phải đối mặt với một đối thủ sở hữu số lượng lớn pháo với tầm bắn xa hơn và có khả năng sử dụng nhiều loại đạn. Ở đây, người Nga có lợi thế rõ ràng", chuyên gia của RAND thừa nhận.

Cùng với sự thua kém, về số lượng, khả năng chiến đấu của Pháo binh Mỹ cũng bị đánh giá thua xa Nga. Theo RAND, từ đầu những năm 2000, Lầu Năm Góc bắt đầu cuộc chiến chống lại các nhóm phiến quân ở Trung Đông. Để đối phó với các tay súng ở Iraq, và Afghanistan, thay vì sử dụng pháo binh, Mỹ lại sử dụng máy bay phản lực và trực thăng để hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng mặt đất.

Chính điều đó dẫn đến việc lực lượng Pháo binh Mỹ thu được rất ít kinh nghiệm thực chiến. Chuyên gia John Gordon của RAND nhận xét, Pháo binh Mỹ hoạt động kém hiệu quả hơn rất nhiều so với Pháo binh Nga. Ngoài ra, Nga còn sở hữu nhiều pháo phản lực mạnh, dàn hỏa tiễn và tên lửa đạn đạo.

Theo vị chuyên gia, quân đội Nga có thể tấn công chính xác vị trí của đối phương ở khoảng cách xa với sự hỗ trợ của hệ thống tên lửa đa năng có tầm bắn khoảng 100 km và tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cách xa 500 km.

Trong khi đó, pháo tự hành M109A7 Paladin cỡ nòng 155 mm của Mỹ chỉ đạt tầm bắn khoảng 32 km. Đây là trang bị phổ biến nhất trong lực lượng pháo binh Mỹ. Pháo tự hành M109 được đưa vào biên chế Quân đội Mỹ từ năm 1963, đã trải qua nhiều lần hiện đại hóa, nhưng khi so với những loại pháo tiên tiến của Nga, Trung Quốc hoặc châu Âu đã bị tụt hậu.

 

Phiên bản hiện đại hóa gần đây nhất là M109A7, được đưa vào biên chế Lục quân Mỹ năm 2012 mới sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, cho phép tăng tốc độ bắn lên tới 6 phát/ phút.

No luc vuot Nga cua Phao binh My
Pháo binh Nga.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để M109A7 bắt kịp Msta-S của Nga, vốn đưa vào biên chế từ năm 1989. Msta-S có khả năng bắn 10 phát/ phút. Ngoài ra M109 còn thua kém các loại pháo của Nga về sức mạnh động cơ, tầm bắn sử dụng đạn nổ thông thường hoặc dùng đạn tăng tầm.

Để hiện đại hóa lực lượng Pháo binh, Lục quân Mỹ đang gấp rút phát triển một thế hệ pháo tự hành mới nhằm thay thế mẫu M109A7 Paladin. Hồi tháng 7/2019, một trong những dự án chế tạo pháo tự hành thế hệ mới đã được tiết lộ, Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng với Tập đoàn BAE Systems về việc hiện đại hóa hơn nữa khẩu M109A7.

Theo đó mẫu M109 mới sẽ sử dụng pháo của khẩu XM1299. Giải pháp này sẽ làm tăng tầm bắn lên tới 100 km. Một tính năng khác của pháo tự hành mới sẽ là sử dụng đạn của pháo XM113 với độ chính xác cao hơn, tốc độ bắn của pháo sẽ đạt 10 viên đạn/phút nhờ bộ nạp đạn tự động.

Tuy nhiên, chỉ với XM113 không giúp Mỹ rút ngắn khoảng cách với Nga bởi lực lượng quá chênh lệch giữa 2 bên. Theo số liệu thống kê được trang Global Firepower công bố hồi đầu tháng 3/2018, Nga hiện được trang bị khoảng 14.000 khẩu pháo các loại, trong khi đó số lượng của Mỹ khiêm tốn hơn rất nhiều khi chỉ có 1.299 khẩu pháo và xếp hạng 12 thế giới về pháo binh.

 

Vì vậy, dù nỗ lực rất lớn nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian nữa Mỹ mới có thể đuổi kịp Nga trong lĩnh vực Pháo binh, RAND thừa nhận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm