Quốc tế

Đại bác tầm siêu xa – Tương lai của pháo binh Mỹ?

Những phát đạn thử nghiệm có tầm xa tới 65km đủ để đặt bệ pháo từ Washington có thể bắn tới Annapolis đã tạo ra kỷ lục mới về tầm bắn của pháo binh Mỹ. Lục quân Mỹ đang chờ đợi dòng pháo tự hành mới XM1299 vào năm 2023 để giúp nâng cao năng lực tác chiến của pháo binh, cũng như không tụt hậu trong cuộc đua với Nga và Trung Quốc.

"Sát thủ" XQ-58A giúp không quân Mỹ "làm mưa làm gió" trên chiến trường / Ukraine "bán đứng" Nga khi chia sẻ bí mật "lâu đài bay" An-225 với Mỹ

Năng lực pháo binh chưa tương xứng với siêu cường

Trung tuần tháng 3/2020, Quân đội Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tổ hợp pháo binh tiên tiến tại bãi thử Yuma ở bang Arizona. Theo trang tin quân sự Defense News, nguyên pháo XM907 cỡ 155mm với 2 loại đạn pháo đặc biệt: Excalibur và đạn nối tầm XM1113 đã vượt qua các bài thử nghiệm bắn phức tạp với hiệu số trúng mục tiêu cao. Trong đó, đáng kể là việc XM907 có tầm bắn tối đa tới 65km với đạn pháo XM1113.

Nguyên mẫu tổ hợp pháo XM1299.

Quá trình phát triển pháo XM907 được BAE Systems từ tháng 7/2019 trên khung gầm pháo tự hành M109A7 Paladin. Tổng cộng đã có 18 nguyên mẫu pháo tự hành mới được chế tạo với tên định danh là XM1299. Vì nhiều lý do khác nhau, những thông tin liên quan tới quá trình phát triển tổ hợp pháo XM1299 rất ít xuất hiện trên giới truyền thông. Đại diện BAE Systems khẳng định, XM1299 sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử và cân bằng bệ pháo tự động hóa giúp tăng khả năng nhận thức tình huống và kết nối với các đơn vị đồng minh. Hệ thống nạp đạn tự động giúp tốc độ bắn của XM1299 đạt tới 10 viên/phút. Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, pháo XM1299 đáp ứng yêu cầu của Lầu Năm góc về khả năng chiến đấu trong tương lai, đặc biệt là khả năng đấu pháo tầm xa với các lực lượng đối địch, trong đó có Nga.

Cuối năm 2017, Lầu Năm góc từng công bố báo cáo về năng lực tác chiến của Quân đội Nga. Theo đó, dù có năng lực quân sự hàng đầu thế giới, Quân đội Mỹ không có cơ hội chiến thắng trong chiến tranh thông thường với Nga. Trong báo cáo trên, một thông tin đáng chú ý là khả năng cung cấp hỏa lực mặt đất của Nga, đặc biệt là pháo binh, ở thời điểm đó hoàn toàn vượt trội so với Mỹ. Giới hoạch định chính sách quân sự của Mỹ tính toán, trong tác chiến, Quân đội Liên Xô trước đây, cũng như Nga hiện nay luôn nỗ lực gây thiệt hại tối đa cho đối phương bằng hỏa lực các cấp, trong đó sự đóng góp của pháo binh là đáng kể. Pháo binh được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong các đòn tấn công và phòng thủ.

“Người Nga luôn có thể mạnh trước phương Tây trong lĩnh vực pháo binh, kể cả về số lượng và kinh nghiệm tác chiến”, trích báo cáo của Lầu Năm góc. Theo đánh giá của chuyên gia Mỹ, khi đụng độ, lực lượng Mỹ sẽ bị phủ đầu bởi các đợt tấn công mãnh liệt tầm xa bởi pháo binh truyền thống và pháo phản lực các cỡ.

Ở lĩnh vực pháo binh, trong nhiều thập niên qua, các loại trang bị của Mỹ luôn thua kém về tầm bắn và tốc độ bắn so với sản phẩm của Nga. Điển hình là tổ hợp pháo tự hành M109A7 Paladin mới nhất đưa vào trang bị từ năm 2012 chỉ có tốc độ bắn 6 viên/phút, trong khi đó pháo Msta-S của Nga có tốc độ bắn tới 10 viên/phút.

Nỗ lực để không bị tụt hậu

 

Trong quá khứ, Mỹ từng theo đuổi nhiều chương trình phát triển pháo binh đầy hứa hẹn. Ở thập kỷ 1980, Tập đoàn General Dynamics từng phát triển dòng pháo binh tầm xa XM2001 Crusader. Kết quả của chương trình này là nguyên mẫu vũ khí tầm xa được giới thiệu năm 1999 với hệ thống điều khiển tự động hóa, nạp đạn tự động và tầm bắn lên tới 57km với đạn điều khiển Excalibur. Tuy nhiên, giá thành quá cao của XM2001 Crusader lên tới 25 triệu USD/tổ hợp đã khiến chương trình này bị hủy vào năm 2002.

XM2001 Crusader...
XM1203 NLOS Cannon là những chương trình phát triển pháo binh tương lai đầy tham vọng của Mỹ, nhưng chết yểu.

Một dòng pháo binh khác cũng từng được Quân đội Mỹ phát triển là XM1203 NLOS Cannon theo khuôn khổ chương trình Vũ khí của tương lai. XM1203 đề cao khả năng cơ động hóa với trọng lượng tổng thể giảm xuống còn 18 tấn, so với 32 tấn của tổ hợp M109A7 Paladin để đáp ứng khả năng vận chuyển đường không dễ dàng. Tuy nhiên, số phận của XM1203 đã kết thúc chóng vánh vào năm 2009, khi Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định dừng các chương trình phát triển Vũ khí tương lai để tập trung nguồn lực cho chiến lược phòng thủ mới.

Những kinh nghiệm chế tạo XM2001 và XM1203 đã được sử dụng trong quá trình phát triển XM1299. Dù có nhiều đột phá, nhưng thế hệ pháo tự hành XM1299 chỉ đáp ứng khả năng rút ngắn khoảng cách so với các dòng pháo tự hành mới của Nga và Trung Quốc. Căn cứ vào các thông tin công khai, XM1299 vẫn có nhiều thua kém so với tổ hợp Coalisia-SV của Nga trên các tiêu chí quan trọng là tầm bắn, tốc độ bắn và khả năng cơ động.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm