Quốc tế

Ông Putin: Vũ khí Nga khiến đòn hạt nhân thành vô nghĩa

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có bài phát biểu về lợi thế của vũ khí siêu thanh Nga so với vũ khí hạt nhân trong tương lai.

Nga sẵn sàng thảo luận vũ khí tối tân trong START mới, nhưng Mỹ vẫn phớt lờ / Trang bị vũ khí hạt nhân nguy hiểm, tàu ngầm Mỹ đủ sức răn đe kẻ thù

Trong cuộc họp với Nhóm công tác chuẩn bị các đề xuất sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga, ông Putin tuyên bố, một ngày nào đó vũ khí hạt nhân mà giới chuyên gia nước ngoài vẫn đang dày công nghiên cứu, có thể sẽ không còn hiệu quả nữa, thậm chí còn trở nên vô nghĩa, nhưng về phần mình Nga đã phát triển được vũ khí siêu vượt âm.

Hiện Nga đã đưa vào trang bị một số loại vũ khí siêu thanh.
Hiện Nga đã đưa vào trang bị một số loại vũ khí siêu thanh.

"Rồi sẽ có thời điểm vũ khí hạt nhân không còn uy lực, không còn là thứ vũ khí hiệu quả nhất, thậm chí là trở nên vô nghĩa. Một vài chuyên gia nước ngoài hiện vẫn đang nghiên cứu để tạo ra những loại vũ khí hạt nhân vô nghĩa cho chính chủ sở hữu, quốc gia sở tại của mình.

Nhưng, chẳng hạn như, hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng được tạo ra vì chính mục đích đó, nhằm giảm tiềm năng hạt nhân của chúng ta, làm cho mọi thứ trở nên vô nghĩa. Nhưng sau khi chúng ta đã có vũ khí siêu vượt âm, những nỗ lực của các bên đã trở thành vô nghĩa so với chi phí hàng tỷ USD họ phải bỏ ra", tổng thống Nga nói.

Sức mạnh vũ khí siêu thanh Nga cũng đã được chính giới quân sự Mỹ thừa nhận khi mới đây, chuyên gia Bishop Garrison và Preston Lann từ Trung tâm Chính sách công Mỹ Joseph Rainey thừa nhận, hiện nay, phòng thủ nước này chưa có hệ thống nào đủ năng lực đối phó với đòn đánh từ vũ khí siêu thanh Nga.

Trong nhiều năm qua, Lầu Năm Góc chỉ tập trung phát triển vũ khí tấn công mà không dành sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển hệ thống phòng thủ, đặc biệt trong việc ngăn chặn tên lửa siêu thanh từ đối thủ Nga.

 

Cùng với thừa nhận của giới chuyên gia, Tướng John Hyten, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược (StratCom) cũng cho rằng, dù không thể ngăn đòn đánh từ vũ khí siêu thanh Nga nhưng Mỹ vẫn có đòn đáp trả xứng đáng.

Theo đó, cũng với đòn đánh hạt nhân và với kho tên lửa hành trình khổng hiện có của Mỹ hoàn toàn có thể là một lựa chọn không tồi dùng cho nhiệm vụ đối phó với Nga khi vũ khí siêu thanh được sử dụng.

Trên lí thuyết, các tàu mặt nước của Hải quân Mỹ hiện được trang bị tới hơn 4000 quả tên lửa hành trình, còn các tàu ngầm là hơn 1000 quả, tổng số tên lửa hành trình hải quân là hơn 5000 quả.

Ngoài đòn tấn công tên lửa hành trình từ trên biển, Mỹ cũng có khả năng tấn công từ trên không với các máy bay ném bom. Hiện không quân chiến lược Mỹ có khoảng trên 130 máy bay ném bom chiến lược các loại, mang theo số lượng tên lửa hành trình hơn 1200 quả.

Như vậy, về mặt lí thuyết, quân đội Mỹ có thể huy động tới 6200 quả tên lửa hành trình cho đòn tấn công phủ đầu. Số tên lửa hành trình này sẽ được hỗ trợ bởi các máy bay mang tên lửa tấn công mặt đất chiến thuật.

 

Ngoài ra, lực lượng không quân, không quân của hải quân và không quân của hải quân đánh bộ Mỹ có thể huy động tổng lực cho đòn tấn công phủ đầu với số lượng từ 2500 - 3000 máy bay cất cánh cả trên đất liền và từ trên hạm.

Do đó, chưa tính tên lửa đạn đạo, lực lượng không quân và hải quân Mỹ chỉ sử dụng các tên lửa hành trình chiến thuật và chiến lược cũng đã có thể tấn công hủy diệt hơn 1000 mục tiêu trọng yếu của địch, ngay từ loạt tấn công phủ đầu.

Giới quân sự Nga cho rằng kế hoạch dùng bộ 3 hạt nhân và tên lửa hành trình đối phó với vũ khí siêu thanh Moscow của Mỹ có thể uy hiếp được Nga. Nhưng đây rõ ràng là phương án tiêu cực nhất. Trên thực tế, khả năng Nga phải chịu đòn tấn công kiểu này là rất thấp.

Và nếu nó thực sự xảy ra, thì tỷ lệ thiệt hại không chưa hẳn đúng như lí thuyết và sau đó những hậu quả của sự đáp trả cũng sẽ rất khốc liệt có thể khiến những ý định của các quan chức quốc phòng Mỹ chỉ dừng lại ở kế hoạch.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm