Trang bị vũ khí hạt nhân nguy hiểm, tàu ngầm Mỹ đủ sức răn đe kẻ thù
Ông Putin tiết lộ điều Nga sẽ làm khi vũ khí hạt nhân trở nên lỗi thời / Mối nguy với S-300 khi Israel chào bán vũ khí khắc tinh
Ở sâu trong lòng đại dương, tàu ngầm USS Tennessee của Mỹ đang thực hiện sứ mệnh quen thuộc: ngăn chặn kẻ thù tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào nước này. Nhưng lần này nó mang theo một vũ khí mới, được chế tạo nhằm chứng minh rằng Washington có thể đáp trả một cuộc tấn công sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật bằng cách phóng loại vũ khí tương tự của riêng mình.Vũ khí này là đầu đạn hạt nhân W76-2.
Sức mạnh của đầu đạn hạt nhân W76
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chẳng hạn như USS Tennessee thường hoạt động trên biển cùng với 20 tên lửa đạn đạo Trident II D-5, mỗi tên lửa mang theo 4 đến 5 đầu đạn hạt nhân W76 hoặc W88. Mỗi đầu đạn hạt nhân W76 có đương lượng nổ 90 kiloton, tương đương 90.000 tấn thuốc nổ, đủ sức san phẳng một thành phố hoặc một vùng công nghiệp. Nếu so sánh, sức công phá của nó lớn hơn nhiều so với quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vốn có đương lượng nổ 16 kiloton. Chưa dừng ở đó, tên lửa Trident II D-5 có thể mang theo đầu đạn W-88 mạnh mẽ hơn với đương lượng nổ 455 kiloton.
Mỹ có hạm đội gồm 12 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chẳng như tàu ngầm Tennesse và thường triển khai một số lượng ít trên biển toàn thời gian. Nhiệm vụ của những tàu ngầm này là ẩn nấp dưới nước, nhằm phát hiện tín hiệu cho thấy một vụ tấn công hạt nhân tiềm tàng vào nước Mỹ. Chúng có thể chống chịu trước một cuộc tấn công hạt nhân và sau đó phóng tên lửa đáp trả đối phương, thực hiện cuộc phản công mạnh mẽ không kém. Điều này nhằm đảm bảo sẽ không một quốc nào dám tiến hành cuộc tấn công hạt nhân vào nước Mỹ trừ khi họ đủ sức chống chịu một cuộc tấn công trả đũa như vậy. Tennessee và các tàu cùng lớp đảm bảo năng lực rănđe, ngăn chặn và đáp trả kẻ thù tấn công.
W76-2 là một đầu đạn nhiệt hạch có cấu trúc W76 điển hình, nhưng đã được cải biến, có đương lượng nổ thấp chỉhơn 5 kiloton (5.000 tấn TNT). Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng Nga cũng đang xem xét một chiến lược, theo đó Moscow có thể phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật để chấm dứt một cuộc xung đột theo cách riêng của nước này. Chiến lược “gây leo thang để giảm leo thang” được đưa ra nhằm khiến đối phương, chẳng hạn như Mỹ hoặc NATO bị sốc, buộc họ hoặc phải đáp trả bằng vũ khí hạt nhân chiến lược của riêng mình, hoặc đầu hàng.
W76-2 có thực sự cần thiết?
Logic phía sau việc phát triển đầu đạn hạt nhân W76-2 là điều này sẽ cung cấp cho Mỹ khả năng chống lại một cuộc tấn công hạt nhân công suất thấp bằng vũ khí của chính nước này – loại vũ khí khó có thể bị bắn hạ.
Về mặt lý thuyết, việc phát triển W76-2 sẽ ngăn chặn đối phương tiến hành cuộc tấn công hạt nhân hay kích hoạt một cuộc chiến tranh thông thường vì họ biết Washington đã chuẩn bị trước loại vũ khí đáp trả lợi hại.
Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho rằng tàu ngầm USS Tennessee đã thực hiện hoạt động tuần tra vào cuối tháng 12/2019, đồng nghĩa với việc nó luôn vẫn hiện diện trên biển và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. FAS cũng ước tính, trong số các tên lửa Trident II D-5 đặt trên tàu ngầm, sẽ có 2 chiếc mang đầu đạn hạt hân chiến thuật W76-2.
Liệu điều này có thực sự cần thiết? Câu trả lời là chưa hẳn. Các nhà hoạt động kiểm soát vũ khí đã vận động mạnh mẽ chống lại việc sử dụng đầu đạn hạt nhân W76-2, cho rằng đây không phải là một hệ thống vũ khí cần thiết, nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn thúc đẩy việc phát triển và trang bị vũ khi này. FAS đã có những cuộc thảo luận chuyên sâu về công nghệ, chiến lược và tính chính trị của đầu đạn hạt nhân mới này. Đến thời điểm hiện tại, đầu đạn W76-2 đã có thể vận hành trên biển cùng với hoạt động tuần tra của tàu ngầm mang tên lửa trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo