Quốc tế

Pakistan bắt đầu khai thác xe tăng nội địa nâng cấp

Lục quân Pakistan chính thức nhận bàn giao và đưa vào biên chế lô xe tăng chiến đấu chủ lực nội địa Al-Khalid-I đầu tiên.

Trao "sát thủ tàu sân bay" cho Pakistan, Trung Quốc đang tự giúp mình: Một mũi tên trúng hai đích / "Cường quốc quân sự" Ukraine xuống cấp đến mức... phải mua JF-17 của Pakistan

Cơ quan báo chí của quân đội Pakistan (ISPR) cho biết, buổi lễ được tổ chức với quy mô hẹp do tình hình phức tạp của dịch Covid-19. Địa điểm tiếp nhận diễn ra tại một cơ sở của nhà sản xuất quốc phòng quốc doanh Heavy Industries Taxila (HIT) ở tỉnh Punjab của nước này.

Những hình ảnh được công bố cho thấy có khoảng 20 xe tăng Al-Khalid-I trong buổi lễ bàn giao. Đơn vị được phối thuộc số xe này là Binh chủng Tăng thiết giáp của Lục quân Pakistan.

Hình ảnh xe tăng Al-Khalid-I tại lễ bàn giao.

Xe tăng Al-Khalid-I là biến thể nâng cấp đầu tiên của dòng xe tăng Al-Khalid đang trong biên chế của Lục quân Pakistan từ năm 2001. Chương trình được bắt đầu khởi động từ đầu những năm 2010.

Một số nâng cấp đáng chú ý của xe tăng Al-Khalid-I bao gồm hệ thống điều khiển hỏa lực mới, màn hình kỹ thuật số trong khoang lái, chế độ nạp đạn tự động cải tiến, hệ thống bảo vệ chủ động Varta do Ukraine sản xuất, ống nhòm hồng ngoại đa năng thế hệ mới Sagem của Pháp, hệ thống điều hòa tự động mới, tăng thêm giáp composite và giáp phản ứng nổ bên ngoài.

Về trang bị vũ khí vẫn là một khẩu pháo chính cỡ nòng 125mm kèm theo 39 viên đạn. Ngoài ra, xe còn súng máy đồng trục 7,62mm và 12,7mm. Xe có tốc độ di chuyển tối đa khoảng 70km/giờ, dự trữ hành trình 450km.

Pakistan đang tích cực nâng cấp xe tăng Al-Khalid để cạnh tranh với xe tăng T-90S của Ấn Độ.

Dòng xe tăng Al-Khalid được Pakistan và Trung Quốc cùng hợp tác nghiên cứu từ thập niên 1990, trên cơ sở là xe tăng Type 90-IIM của Trung Quốc, hay còn được gọi với cái tên khác là MBT-2000 do tập đoàn Norinco thiết kế.

Hiện Pakistan đang sở hữu khoảng 400 xe tăng Al-Khalid, được coi là xương sống của lực lượng Tăng thiết giáp nước này. Mặc dù Islamabad không công bố số lượng xe nâng cấp, nhưng giới phân tích quân sự đánh giá mục đích của dự án này là nhằm cạnh tranh với xe tăng T-90S mà quân đội Ấn Độ mua của Nga.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm