Quốc tế

Pháo phòng không tự hành Gepard trở thành khắc tinh UAV cảm tử Shahed-136

Mặc dù pháo phòng không tự hành Gepard ra đời từ thập niên 1970 nhưng nó vẫn là vũ khí tối cần thiết khi chống lại máy bay không người lái.

Quân đội Ấn Độ rút ra bài học từ xung đột ở Ukraine / Tiêm kích tàng hình Su-57 'Bóng ma bầu trời' của Nga có gì đặc biệt?

Bất chấp lo ngại về việc pháo phòng không tự hành Gepard đã ngừng hoạt động trong Bundeswehr (Lục quân Đức) từ lâu, vũ khí này vẫn tìm được chỗ đứng của mình khi cho thấy hiệu quả rất cao trong việc chống lại máy bay không người lái cảm tử Shahed-136, đồng thời chứng tỏ khả năng đánh chặn tên lửa hành trình.

Đồng thời chỉ cần vài viên đạn là tổ hợp Gepard đã có thể hạ máy bay không người lái giá rẻ của Nga, đây là điều cực kỳ quan trọng bởi cuộc chiến dự báo sẽ còn lâu dài và mọi nguồn lực phải được tiết kiệm.

Báo chí Ukraine mới đây đã công bố một cuộc phỏng vấn với các binh sĩ trực tiếp vận hành pháo phòng không tự hành Gepard do Đức sản xuất, trong đó họ đã kể lại chi tiết về một trong các tình huống chiến đấu.

UAV cảm tử Shahed-136 đã mất tác dụng trước pháo phòng không tự hành Gepard. ảnh 1

UAV cảm tử Shahed-136 đã mất tác dụng trước pháo phòng không tự hành Gepard.

Như xạ thủ với biệt danh "Tom" kể lại, khi tác chiến, tổ lái sẽ nhận được thông tin về hướng bay của mục tiêu để tiến hành đánh chặn chúng.

Đồng thời cần lưu ý rằng tầm bắn của pháo tự động 35 mm với loại đạn phòng không tiêu chuẩn lên tới 3,5 km (cự ly 5,5 km là khi đối đầu với mục tiêu mặt đất).

Bên cạnh đó, mặc dù có vẻ ngoài được cho là cổ xưa, nhưng các thông số của trạm radar MPDR 12 do Siemens sản xuất có chất lượng thực sự tốt.

Khí tài này có tầm quan sát lên tới 15 km, đồng thời có độ phân giải cực cao, giúp phân biệt đối tượng là máy bay không người lái, tên lửa hành trình hay trực thăng.

Ngoài ra hãy nhớ rằng Gepard đã cài đặt một máy tính đường đạn, nó tự thực hiện quyết định bắn căn cứ vào thông số chuyến bay của mục tiêu. Hệ thống kiểm soát hỏa lực nhận dữ liệu từ radar theo dõi và máy đo khoảng cách laser (phiên bản B2L), được lắp đặt phía trước pháo chính.

 

Trên bản nâng cấp, những tính toán này được bổ sung thêm tốc độ baycủa đạn, thông qua những cảm biến đặc trưng được lắp đặt trên nòng pháo.

Tất cả những điều này giải thích vì sao rất nhiều máy bay không người lái cảm tử Shahed-136 của Nga đã bị pháo phòng không tự hành Gepard bắn hạ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm