Quốc tế

Phi công Mỹ bay trên MiG-29 hộ tống Su-22, "không chiến" với 4 F-16 NATO: Ký ức không quên

Những chuyến cuối cùng của chúng tôi là thực hiện các bài bay không chiến, trong đó 4 MiG-29 hộ tống 4 Su-22 của Ba Lan, bay ở độ cao thấp tới mục tiêu có 4 F-16 của NATO bảo vệ.

Syria tung MiG-29 nâng cấp vào trận chiến chống F-16 Thổ Nhĩ Kỳ / Sự thật không ngờ về việc "F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bỏ chạy khi bị MiG-29 Syria truy kích"

Guy Razer, phi công của Không quân Mỹ, đã từng tham gia vào chương trình Tactical Leadership Program của NATO chuyên tổ chức khóa huấn luyện những phi công chiến đấu của khối. Ba Lan ra nhập NATO vào năm 1999 và được trang bị nhiều chiến đấu cơ do Liên Xô chế tạo.

Vào giữa năm 2001, Razer đã có mặt tại căn cứ không quân cách không xa thủ đô Warsaw, Ba Lan.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là huấn luyện chiến thuật không chiến kiểu phương Tây. Chúng tôi cũng chịu trách nhiệm về khả năng phối hợp của họ với chúng tôi trong tương lai nếu cần phải sử dụng các tiêm kích của họ", viên phi công Mỹ hồi tưởng.

Phi công Mỹ bay trên MiG-29 hộ tống Su-22, không chiến với 4 F-16 NATO: Ký ức không quên - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan

Phi công người Mỹ nhớ nhất là tinh thần đồng đội mà họ đã có được với các phi công Ba Lan trong thời gian ngắn. Razer đã viết về chuyến công tác của mình và những ấn tượng:

"Những người Ba Lan rất vui khi được huấn luyện với chúng tôi và muốn biết về chúng tôi càng nhiều càng tốt, nhất là trong các vấn đề an ninh quốc gia.

Những chuyến bay cuối cùng của chúng tôi là thực hiện các bài tập mà trong đó 4 chiếc MiG-29 hộ tống 4 chiếc Su-22 của Ba Lan, bay ở độ cao thấp tới mục tiêu, nơi đang được 4 chiếc tiêm kích F-16 của NATO bảo vệ. Tôi ngồi ở buồng sau của chiếc MiG-29 đi đầu (ghế dành cho phi công phụ).

So với tiêm kích F-15E trang bị động cơ Pratt & Whitney mà tôi đã quá quen thuộc, MiG-29 có khả năng bay lượn tốt hơn nhiều khi cần, nhưng ngốn nhiên liệu nhiều hơn. Sau đó tôi ngồi vào ghế điều khiển.

Phi công Mỹ bay trên MiG-29 hộ tống Su-22, không chiến với 4 F-16 NATO: Ký ức không quên - Ảnh 2.

Tiêm kích MiG-29 huấn luyện không chiến cùng F-16 NATO.

 

Chiếc tiêm kích đã gây cho tôi ấn tượng tốt bởi sự bay lượn cơ động của nó. Tuy nhiên, khiếm khuyết đáng kể nhất là khả năng nắm bắt toàn cảnh tình hình trên không so với các tiêm kích của NATO kém hơn nhiều.

Các phi công Mỹ tác chiến nhiều vào sự linh hoạt và sáng tạo trên không trung. Trong khi đó, chiến thuật của Liên Xô dựa vào sự chỉ huy từ mặt đất, khi chiếc tiêm kích di chuyển tới mục tiêu.

Mặc dù các phi công Mỹ luôn luôn được giám sát từ mặt đất, nhưng họ không bị kiểm soát như những phi công Liên Xô. Chúng tôi cần phải dạy họ quên đi chiến thuật này, và hành động độc lập.

Tôi cũng đã thử bay trên chiếc Su-22 của Liên Xô. Chiếc tiêm kích mạnh mẽ, nhưng không có gì phức tạp. Những phi công Su cũng dựa vào các sĩ quan điều khiển từ mặt đất trong quá trình bay và cũng như trong việc lựa chọn vũ khí để tấn công mục tiêu.

Trong khuôn khổ hội thao năm 2001, các máy bay MiG của Ba Lan đã được trang bị hệ thống định vị GPS. Đây hoàn toàn là một ý tưởng mới đối với những phi công Ba Lan. Họ rất ngạc nhiên bởi khả năng nhìn thấy một bức tranh chiến trận rộng mở hơn".

 

19 năm trôi qua, Ba Lan vẫn tiếp tục sử dụng 30 chiếc MiG-29 của Liên Xô, cùng với F-16 và Su-22 đã cũ. Lần đầu tiên MiG-29 cất cánh vào năm 1977.

Đây là một trong những tiêm kích có số lượng nhiều nhất thế giới. Đến năm 2018, gần 820 chiếc với nhiều biến thể khác nhau của MiG-29 tiếp tục đứng trong biên chế không quân các nước và chiếm 6% tổng số tiêm kích trên toàn thế giới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm