Ấn Độ đặt niềm tin vào MiG-29 của Nga
Ukraine ‘cải lão hoàn đồng’ xe tăng T-64BV, đối đầu chiến xa Nga / Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch táo bạo tiêu diệt "rồng lửa" S-400 của Nga ở Syria
Ông Dmitry Shugayev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự liên bang Nga, không tiết lộ chi tiết nhưng đưa ra nhận định rằng New Delhi đang có nhu cầu rất lớn đối với một dòng tiêm kích hạng nhẹ và MiG-29 là lựa chọn phù hợp.
Nếu hai bên thống nhất được thương vụ, phi công Ấn Độ cũng sẽ không gặp khó khăn gì trong việc khai thác MiG-29 bởi lực lượng không quân nước này đang có hơn 60 chiếc tiêm kích này.
Tiêm kích MiG-29K của Ấn Độ. |
Trong số này, 24 chiếc trên tàu sân bay INS Vikramaditya (trước đây là tàu sân bay Admiral Gorshkov của Nga) là phiên bản MiG-29K thế hệ mới. Những chiếc còn lại là tiêm kích MiG-29 cũ đã nâng cấp lên chuẩn MiG-29UPG.
Việc bổ sung tiêm kích MiG-29 sẽ giúp Không quân Ấn Độ lấp đầy chỗ trống sau khi loại biên hàng loạt tiêm kích MiG-21, MiG-27 và Jaguar cũ đến năm 2022.
MiG-29, NATO định danh là Fulcrum, là dòng tiêm kích khá phổ biến, được không quân của hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới sử dụng. Việc có 2 động cơ giúp tăng đáng kể khả năng sống sót của máy bay vì nó vẫn có thể bay dù chỉ với một động cơ.
Máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 2.450km/h, vận tốc bay lên cực đại 330m/s, tầm bay 700km khi chiến đấu và 2.900km khi tuần tiễu, trần bay 18.000m.
Việc Ấn Độ tiếp tục chọn Mig-29 giúp tập đoàn MiG của Nga duy trì được dây chuyền sản xuất dòng tiêm kích này. |
Vũ khí cơ bản của tiêm kích là 1 pháo GSh-30-1 cỡ 30mm với 150 viên. Máy bay mang được trọng lượng vũ khí 3.500kg gồm các loại tên lửa không đối không và bom. Ngoài ra, MiG-29 được tích hợp radar Zhuk cho phép theo dõi, phát hiện mục tiêu đối phương ở khoảng cách lên đến 200km.
Bên cạnh đó, đối với gói đấu thầu mua 110 máy bay chiến đấu sắp được công bố của Ấn Độ, ông Shugayev cho biết, phía Nga đã lên kế hoạch tham gia bằng tiêm kích MiG-35.
End of content
Không có tin nào tiếp theo