Quốc tế

Phi công Nga chỉ điểm yếu khiến Su-24 liên tiếp bị hạ

Phi công Nga từng lái Su-24 vừa chỉ ra những điểm yếu chết người khiến cường kích này liên tiếp bị F-16 Thổ bắn rơi tại chiến trường Idlib.

Hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất của Nga có mặt tại miền Bắc Syria / "Trái ngược" phản ứng của Nga trước cuộc chiến giá dầu với Arab Saudi: Chịu đựng 10 năm hay chỉ là nói suông?

Theo phi công Konstantin Murahtin (người điều khiển chiếc Su-24 bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi tại Syria hồi năm 2015), dù có khả năng tấn công khá mạnh nhưng do tồn tại nhiều điểm yếu nên không quá ngạc nhiên khi Su-24 tiếp tục là nạn nhân của F-16 Thổ trên bầu trời Idlib, Syria.

Cụ thể, chỉ tính từ đầu tháng 3/2020, đã có 2 chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi và một chiếc khác cũng là nạn nhân của F-16 trong bắn hạ hôm 3/3 (một số nguồn tin cho rằng đó là L-39 chứ không phải Su-24).

Phi cong Nga chi diem yeu khien Su-24 lien tiep bi ha
Hình ảnh chiếc Su-24 Syria bị Thổ bắn hạ.

Dù không rõ những diễn biến cụ thể trong những lần Su-24 bị bắn roi nhưng theo Konstantin Murahtin, gần như chắc chắn F-16 Thổ đã nghiên cứu kỹ về Su-24 và chọn chiến thuật tấn công từ phía sau.

"Chỉ cách tấn công này của F-16 mới khiến chiếc Su-24 không kịp phản ứng", viên phi công Nga nói và cho biết thêm rằng khả năng quan sát phía sau là điểm yếu lớn nhất của dòng chiến đấu cơ này và đối thủ đã đánh trúng tử huyệt đó.

Trong tình huống không chiến thực sự, khi mà những chiếc Su-24 không nhận được sự bảo vệ cần thiết của tiêm kích đánh chặn, chúng sẽ hoàn toàn bị bất ngờ và dễ dàng biến thành miếng mồi ngon khi đối phương tấn công từ phía sau.

Trong khi đó ngay cả với dòng chiến đấu cơ MiG-21, khả năng quan sát tại bán cầu sau của máy bay cũng rất tốt.

Cụ thể, sau khi được nâng cấp vào năm 2010 lên chuẩn MiG-21 Bison, tiêm kích MiG-21 của một số quốc gia được trang bị radar Kopyo có thể phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar RCS 5m2 từ khoảng cách 80km ở bán cầu trước và 40km ở bán cầu sau, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tiến công đồng thời 2 mục tiêu.

 

Đối với dòng tiêm kích hiện đại hơn là Su-30, khả năng quan sát phía sau còn tốt hơn nữa. Cụ thể, nhà sản xuất đã trang bị cho một số phiên bản của Su-30 radar mảng pha quét thụ động NIIP N011M BARS có tầm hoạt động tối đa 400 km với mục tiêu là máy bay cỡ lớn.

Đặc biệt, Su-30 có khả năng quan sát ở khoảng cách 100 km ở bán cầu trước, 55 km ở bán cầu sau với mục tiêu có diện tích phản xạ radar nhỏ, theo dõi 15 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

Từ trang bị này có thể hiểu tại sao Su-24 gần như không thể đơn phương xuất kích và rất cần tiêm kích đánh chặn hộ tống mỗi khi thực hiện bất cứ một cuộc không kích nào.

Ngoài ra, nguồn tin quân sự Syria còn cho rằng, tất cả phi đội Su-24 của Syria đều không được tích hợp bất kỳ hệ thống đối kháng điện tử nào như phiên bản Nga trang bị. Vì vậy, khi bị tấn công bất ngờ từ phía sau, gần như Su-24 Syriakhông có cơ hội sống sót.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm