Quốc tế

Phi công Su-57 nhìn xuyên máy bay với mũ mới

Sắp tới, phi công lái tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga sẽ được trang bị chiếc mũ có thể giúp nhìn xuyên thấu máy bay.

Quân đội Mỹ có nhiều máy bay chiến đấu hơn cả Nga và Trung Quốc cộng lại / Máy bay Su-34 của Nga tung đòn tấn công dữ dội vào các vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib

Theo Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (một phần của Rostec), Nga hiện đang thử nghiệm loại mũ được gắn các yếu tố thực tế tăng cường để giúp phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga điều khiển máy bay và hướng vũ khí vào mục tiêu chính xác hơn.

"Hiện tại chúng tôi đang thử nghiệm hệ thống hiển thị và chỉ định mục tiêu được tích hợp vào mũ của phi công lái máy bay Su-57. Hệ thống này cung cấp chỉ báo trên kính của tấm che mặt bảo vệ mũ phi công.

Phi cong Su-57 nhin xuyen may bay voi mu moi
Phi công lái Su-57.

Cụ thể là các ký hiệu để sử dụng các loại vũ khí hàng không, chỉ thị thông tin chuyến bay, cũng như xuất hình ảnh video về không gian phía sau buồng lái từ các cảm biến truyền hình và cảm biến ảnh nhiệt", tập đoàn cho biết.

Nhờ vậy người phi công sẽ có thể nhìn thấy không gian phía sau buồng lái vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi, cũng như khi thực hiện các thao tác phức tạp, nói cách khác phi công có thể nhìn xuyên qua máy bay của chính mình.

Những tính năng trên mũ phi công Su-57 đều xuất hiện trên chiếc mũ của F-35 Mỹ nhưng có điều, người Mỹ đã đưa vào trang bị từ lâu nhưng đến nay, Nga mới bắt tay vào phát triển.

Theo giới thiệu của Không quân Mỹ, mũ hiển thị thông tin từ 6 camera đặt xung quanh máy bay sẽ được truyền đến mũ bảo hiểm để tạo ra một trường quan sát 360 độ. Khi phi công nhìn xuống, anh ta sẽ không nhìn thấy đầu gối như mọi khi mà sẽ nhìn xuyên máy bay, tức là có thể biết được những gì đang ở bên dưới, tương tự với các hướng nhìn khác.

Một hệ thống nhìn ban đêm tích hợp sẽ giúp phi công nhìn xuyên bóng tối mà không cần phải mở kính goggle. Phi công thậm chí có thể nhắm bắn các loại vũ khí trên máy bay chỉ bằng một cái liếc mắt nhờ khả năng theo dõi chuyển động nhãn cầu tích hợp trên mũ.

 

Chiếc mũ được chế tạo bằng vật liệu sợi carbon vừa bền vừa nhẹ, khoảng 2,2 kg. Nó được tùy biến cho mỗi phi công để họ có thể đội vừa vặn với kích thước đầu cũng như đảm bảo hệ thống quan sát hoạt động tối ưu nhất.

Mỗi phi công sẽ trải qua một quá trình điều chỉnh kéo dài 2 ngày để đo đạt các thông số, chẳng hạn như cân chỉnh dọc ngang đồng tử, khoảng cách giữa 2 mắt và những biến số khác trước khi sử dụng chiếc mũ được làm riêng cho mình.

"Các hiệu ứng thị giác và cách thông tin được hiển thị trên kính chắn đã được nghiên cứu rất nhiều", Phil Jasper - phó chủ tịch điều hành các hệ thống dành cho chính phủ thuộc nhà thầu Rockwell Collins cho biết.

Ông cho biết thêm, phải thiết kế làm sao để phi công không bị chóng mặt khi quan sát qua chiếc mũ và cũng không cần điều chỉnh mỗi khi đội. Nhờ được chế tạo tùy biến nên các phi công chỉ việc đội và kích hoạt mũ bảo hiểm để thấy những gì cần thấy. Nếu thích đeo thêm kính mắt, chiếc mũ vẫn đủ rộng để không gây vướng khi đội.

Những chiếc mũ được trang bị cho chương trình F-35 như hiện nay, nhà thầu Rockwell Collins phải mất gần 6 năm mới hoàn thiện. Vì vậy, để chiếc mũ tối tân đang phát triển có thể trang bị cho pho công Su-57, có thể Nga phải cần thêm nhiều năm nữa.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm