Philippines nhận thêm chiến hạm mạnh hơn nhiều tàu Mỹ
Hải quân Philippines sở hữu tàu chiến trang bị tên lửa FF-150 đầu tiên / Philippines bất ngờ đảo ngược quyết định hủy thỏa thuận quân sự với Mỹ
Chiến hạm Jose Rizal sẵn sàng tiếp nhận là BRP Antonio Luna (FF 151) sau chiếc Jose Rizal (FF 150). Con tàu vừa đi qua vùng biển Philippines ở vùng lân cận Đảo Capones, tỉnh Zambales, vào cuối ngày 9/2 để cập cảng và bàn giao cho Hải quân quốc gia Đông Nam Á này.
Jose Rizal được Philippines đặt Hàn Quốc đóng theo hợp đồng ký kết hồi năm 2016 sau khi Manila thất vọng với những chiếc tàu lớp Hamilton mua từ Mỹ bởi chúng quá yếu vì không có tên lửa và quá cũ kỹ do Mỹ loại biên từ lâu.
Chiến hạm Jose Rizal. |
Theo đó, phía Hàn Quốc đóng mới 2 chiến hạm này với tổng kinh phí 16 tỉ peso (355 triệu USD), cùng hợp đồng cung cấp vũ khí cho 2 tàu trị giá 2 tỉ peso (46 triệu USD). Chiến hạm BRP Jose Rizal đầu tiên đã được bàn giao vào năm 2020, còn chiếc thứ 2 vào đầu năm 2021.
Hải quân Philippines, lực lượng vốn đang điều hành một hạm đa số là tàu chiến có từ thời thế chiến 2, rất tự hào với 2 chiến hạm Jose Rizal do có khả năng mang tên lửa (diệt hạm, phòng không), trong khi đội tàu chiến hiện tại của nước này chỉ trang bị pháo hạm và ngư lôi.
Tính đến năm 2018, Hải quân Philippines có khoảng 100 tàu, trong đó số tàu chiến chủ lực chỉ 15 chiếc, gồm 3 chiếc lớp Hamilton (tàu tuần tra cũ do Tuần duyên Mỹ bàn giao), 1 tàu hộ tống lớp Cannon, 2 tàu lớp Rizal, 3 tàu lớp Jacinto (Hồng Kông bàn giao từ năm 1997), 5 tàu lớp Malvar, và 1 tàu lớp Cyclone.
Chiếc tàu hộ tống lớp Cannon duy nhất là BRP Rajah Humabon (FF-11) có từ thời thế chiến 2, hiện dùng để huấn luyện và tuần tra biển chủ yếu trong khu vực Manila-Subic.
Các tàu chiến của Philippines đa số cũ kỹ, 3 chiếc được xem lớn nhất là 3 tàu lớp Hamilton do Tuần duyên Mỹ bàn giao cũng đã trên 50 năm, vũ khí cũng chỉ có pháo 76 mm và pháo 20, 30 mm và nay được chuyển thành tàu tuần tra. Không có tàu nào được trang bị tên lửa diệt hạm.
Tàu Hamilton của Philippines mua từ Mỹ. |
Năm 2017, Philippines được Hàn Quốc viện trợ 1 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang đã loại biên, và dự kiến nhận vào giữa năm 2019.
Philippines thời gian qua đã nỗ lực hiện đại hóa hải quân để đối phó các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Nước này đã đặt mua tàu chiến, máy bay, vũ khí... để nâng cấp lực lượng hải quân và lực lượng tuần duyên. Philippines cũng đặt Indonesia đóng 2 tàu vận tải quân sự cỡ lớn lớp Tarlac, bàn giao vào các năm 2016 và 2017.
Giai đoạn 2, trong 5 năm tới Philippines sẽ chi tiêu 2,4 tỉ USD mua sắm tàu ngầm, đóng thêm 4 tàu hộ tống và 6 tàu tuần tra đa năng, mua máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV, radar... Vừa qua, Nga lên tiếng chào hàng với Philippines loại tàu ngầm Kilo 636.
Trọng tâm của việc hiện đại hóa hải quân Philippines, theo như tư lệnh hải quân Robert Empedrad phát biểu hồi năm 2019 rằng hải chiến hiện đại phải dựa trên nền tảng tên lửa, và Philippines không thể bị bỏ lại phía sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo