Phương án giúp Việt Nam nhanh chóng sở hữu tiêm kích Eurofighter Typhoon với giá rẻ
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên Việt Nam đang sở hữu mạnh đến mức nào? / Nguồn gốc bất ngờ của chiếc tiêm kích có khả năng thao diễn tốt nhất nước Nga
Vào tháng 6/2015, hãng tin Anh Reuters đã cung cấp thông tin về việc Việt Nam đang có các cuộc tiếp xúc với nhiều đối tác phương Tây để tìm một ứng viên tiêm kích nhẹ nhằm thay thế MiG-21 đã ngừng hoạt động.
Reuters chỉ ra hai loại tiêm kích châu Âu có nhiều khả năng giành chiến thắng nhất là JAS 39 Gripen và đặc biệt là ứng viên sáng giá Eurofighter Typhoon (EF-2000).
Tiêm kích Eurofighter Typhoon. Ảnh: Military Today.
Mặc dù vậy, khả năng tiêm kích Eurofighter Typhoon sẽ sớm có mặt trong biên chế Không quân Việt Nam được đánh giá là khá thấp vì tồn tại một số vướng mắc như vấn đề đào tạo phi công, liên kết với các vũ khí hệ Nga... trong đó rào cản lớn nhất là đơn giá quá cao, lên đến 120 triệu Euro/chiếc.
Tuy nhiên sau khi MiG-21 chính thức nghỉ hưu, Việt Nam đang rất thiếu tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ, khoảng trống mênh mông do MiG-21 để lại Su-22 chưa thể đảm đương được, còn nếu dùng Su-27/30 thì không thật sự hợp lý.
Hiện tại đối tác truyền thống là Nga không còn sản xuất tiêm kích hạng nhẹ đúng nghĩa nữa, những chiếc MiG-29 thế hệ tiếp theo vẫn chưa chứng tỏ được là chiến đấu cơ đáng tin cậy sau khi thất bại liên tiếp trong các cuộc đấu thầu quốc tế.
Nếu Việt Nam vẫn đánh giá rằng hiện tại không có tiêm kích hạng nhẹ nào phù hợp hơn máy bay do châu Âu sản xuất thì chúng ta có thể tính đến một giải pháp tình thế là mua lại tiêm kích Eurofighter Typhoon đã qua sử dụng.
Su-30K - Tiêm kích "secondhand" lỡ hẹn với Không quân Việt Nam. Ảnh: Defence Blog.
Trong quá khứ, Việt Nam cũng đã từng có ý định mua lại máy bay chiến đấu theo dạng "secondhand", có thể kể ra đây một vài ví dụ như việc quan tâm đến Su-27 cũ của Belarus hay gần nhất là lô 18 tiêm kích Su-30K của Không quân Ấn Độ.
Những thương vụ trên không thành công đều vì một lý do duy nhất: chi phí quá cao so với hiệu năng khai thác.
Cụ thể, những chiếc Su-30K của Ấn Độ sau khi sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN có giá khoảng 45 triệu USD, đắt gần bằng Su-30MK2 mới trong khi dự trữ thời gian hoạt động còn lại quá thấp.
Su-30K cũng như Su-27 đời đầu có tuổi thọ khung thân chỉ vào khoảng 2.000 giờ bay, sau 10 năm bị Không quân Ấn Độ khai thác theo hình thức "Dùng như phá", nếu mua lại kể cả đã qua đại tu thì cũng khó có thể sử dụng thêm trên 10 năm.
Trong khi đó máy bay chiến đấu phương Tây đều có tuổi thọ khung thân không dưới 6.000 giờ bay, lại được hưởng chế độ bảo trì bảo dưỡng nghiêm ngặt với nguồn phụ tùng chính hãng, nên hệ số kỹ thuật của chúng còn gần như mới.
Hiện tại một số nước châu Âu do gặp khó khăn về tài chính hoặc muốn nâng cấp không quân bằng tiêm kích thế hệ 5 F-35A nên đã rao bán các máy bay EF-2000 đã qua sử dụng của mình.
Cụ thể, Đức và Italia đã chào bán cho không quân Bulgaria tiêm kích Eurofighter Typhoon với giá chỉ 35 triệu Euro, trước đó Anh cũng được cho là đã có những cuộc đàm phán với Indonesia để chuyển giao máy bay EF-2000 đã qua sử dụng.
Nếu Việt Nam đàm phán mua lại được những tiêm kích Eurofighter Typhoon cũ của các nước châu Âu trên thì đây có thể được coi là giải pháp tình thế phù hợp trong hoàn cảnh chúng ta đang rất thiếu tiêm kích đánh chặn hiện đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo