Quốc tế

Phương Tây được gì từ việc "thử lửa" vũ khí trên chiến trường Ukraine?

Cuộc xung đột tại Ukraine là cuộc xung đột đầu tiên trên thế giới vũ khí của NATO được sử dụng với quy mô lớn chưa từng có để chống lại quân đội Nga, sau khi Tổng thống Zelensky liên tục yêu cầu sự hỗ trợ từ liên minh quân sự này.

Tổng thư ký Stoltenberg nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO / Bộ trưởng Quốc phòng Nga phản ứng thế nào khi Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine?

Việc thử nghiệm trên chiến trường Ukraine đã mang lại cho quân đội phương Tây những hiểu biết vô giá về hiệu suất vũ khí của họ.

Vũ khí NATO được thử nghiệm với quy mô lớn chưa từng có

Chẳng hạn, các chuyên gia từ lâu đã nghi ngờ khả năng của hệ thống phòng không Patriot trong việc bắn hạ tên lửa Kinzhal của Nga, nhưng quân đội Ukraine nói rằng họ đã chứng minh được điều này. Hồi tháng 5 vừa qua, các lực lượng Ukraine tuyên bố đã khai hỏa hệ thống phòng không Patriot - một trong những loại vũ khí tiên tiến nhất do Mỹ cung cấp để bắn hạ tên lửa siêu thanh Kinzhal. Thông tin này cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.

>> Xem thêm: Vì sao Nga cần pháo bờ biển 130 mm A-222 Bereg 'hàng hiếm'?

phuong tay duoc gi tu viec thu lua vu khi tren chien truong ukraine hinh anh 1

Binh sĩ Ukraine bắn pháo M777 tại Donetsk ngày 6/6. Ảnh: Reuters

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov cho biết: “Các đối tác phương Tây sẽ thấy liệu vũ khí của họ có hoạt động hiệu quả hay không và liệu họ có cần nâng cấp hay không. Đối với ngành công nghệ quân sự trên thế giới không có một địa điểm nào thử nghiệm tốt hơn chiến trường Ukraine”.

>> Xem thêm:Chi tiêu quân sự của NATO gấp 24 lần so với Nga

Để bảo vệ vùng trời trước các cuộc tấn công tên lửa của Nga, Ukraine đã sử dụng hệ thống phòng không NASAMS do Mỹ và Na Uy phối hợp sản xuất hay hệ thống Iris-T do Đức phát triển. Đây là lần đầu tiên nhiều loại vũ khí NATO ở những cấp độ khác nhau cùng được đưa vào thử nghiệm.

“Việc phối hợp các hệ thống với nhau đóng vai trò rất quan trọng”, ông Reznikov cho biết.

Các hệ thống pháo, gồm lựu pháo M777 của Mỹ, Panzerhaubitze 2000 của Đức, Caesar của Pháp và Krabs của Ba Lan đã hỗ trợ hỏa lực đáng kể cho bộ binh Ukraine nhằm đẩy lùi bước tiến của Nga. Ông Petro Pyatakov – một nhà tư vấn trong ngành công nghiệp vũ khí cho rằng hệ thống vũ khí của phương Tây giống như một chiếc “Mercedes-Benz”, ưu việt hơn nhiều so với các loại vũ khí của Ukraine có từ thời Liên Xô, nhưng chúng cũng có những nhược điểm riêng.

“Các hệ thống này không dành cho một cuộc xung đột khốc liệt như vậy. Tất cả chúng đều cần được nghỉ ngơi sau 2 hoặc 3 phút bắn với tốc độ tối đa. Điều này không xảy ra với các loại pháo của Nga. Các hệ thống pháo của Nga có thể khai hỏa liên tiếp không ngừng nghỉ”, ông Pyatakov lưu ý.

 

Theo ông Pyatakov, các nhà sản xuất pháo binh phương Tây rất tích cực tiếp nhận phản hồi từ các xạ thủ Ukraine để khắc phục nhược điểm.

Nhà phân tích này lưu ý: “Không chỉ Ukraine mà Nga cũng học cách chiến đấu trong một cuộc chiến hiện đại có cường độ cao như vậy. Có nguy cơ phương Tây sẽ bị tụt hậu khi nói đến việc áp dụng chiến thuật trên chiến trường nếu họ không khẩn trương rút ra các bài học”.

Các loại đạn dẫn đường chính xác dành cho pháo binh, cũng như những hệ thống tên lửa phóng loạt như HIMARS của Mỹ đều có độ chính xác cao. Nhưng những hệ thống vô tuyến-điện tử của Nga đang tìm cách gây nhiễu chúng, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov lưu ý.

>> Xem thêm:Ukraine chạy đua tìm cách đối phó với UAV cảm tử của Nga

“Nga đang áp dụng một loạt biện pháp đối phó với hệ thống vũ khí tiến tiến của phương Tây. Ukraine sẽ thông báo cho đối tác về điều này và họ sẽ đưa ra biện pháp mới để chống lại Nga”, ông Reznikov nói.

 

Ukraine cũng sử dụng cách thức tương tự để cải thiện hiệu suất của máy bay không người lái giám sát và tấn công, vốn được sử dụng với mức độ lớn chưa từng có. Nhưng các phương tiện này cũng rất dễ bị gây nhiễu.

“Đây là cuộc chiến về công nghệ, diễn ra như một con lắc quay không ngừng nghỉ”, ông Reznikov nói.

Phương Tây thu được gì?

Còn Jack Watling, chuyên gia tại Viện Dịch vụ Liên hợp Hoàng gia (tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách có trụ sở tại London, Anh) cho rằng phương Tây có lẽ đã hiểu được rất nhiều về cách các hệ thống của Nga vận hành ở cấp độ chiến thuật và họ cũng thấy tầm quan trọng của máy bay không người lái cùng các hệ thống khác trong hoạt động chiến đấu quy mô lớn. “Tuy vậy, vũ khí phương Tây cũng bộc lộ rất nhiều điểm yếu và điểm mạnh trước các đối thủ cạnh tranh như Nga, Trung Quốc, vì thế chúng cần phải thay đổi cách thức hoạt động để duy trì lợi thế cạnh tranh”, ông Jack Watling nhấn mạnh.

Một nhà thầu quốc phòng của Đức thừa nhận họ đã học được rất nhiều điều từ những binh sỹ ở Ukraine. “Mỗi khi họ nêu vấn đề hoặc đề xuất điều gì đó, các kỹ sư phần mềm của chúng tôi sẽ lắng nghe để cập nhật và cải tiến thiết bị”. Nhà thầu này lưu ý, ở giai đoạn đầu cuộc xung đột, nhiều ý kiến cho rằng Ukraine sẽ phải tự vệ trước các cuộc không kích quy mô lớn của Nga. Nhưng thực tế lại rất khác biệt.

 

“Những câu hỏi về mặt kinh tế đã được đặt ra. Chẳng hạn nếu Nga điều máy bay không người lái trị giá 25.000 euro tiến hành cuộc tấn công, trong khi Ukraine bắn một quả tên lửa phòng thủ có giá 500.000 euro thì điều gì sẽ xảy ra. Về mặt kinh tế, biện pháp đối phó này không hiệu quả đặc biệt khi Kiev không có nguồn cung vô hạn”.

Để giải quyết vấn đề nguồn cung khan hiếm, Ukraine và các đối tác của nước này đã nảy ra ý tưởng tích hợp các tên lửa được thiết kế cho máy bay NATO vào máy bay chiến đấu của Ukraine có từ thời Liên Xô. Kiev được cho là lắp tên lửa chống hạm Harpoon của Anh, vốn chỉ được dùng cho tàu chiến, vào xe jeep.

Nhờ một mạng lưới trao đổi thông tin, các quan chức quốc phòng hàng đầu của Ukraine có thể liên hệ với đầu mối từ các nước phương Tây hoặc các nhà sản xuất vũ khí, trong khi đó các binh sỹ Ukraine có thể liên hệ với giảng viên nước ngoài – những người đã trực tiếp tiến hành các khóa đào tạo cho họ.

>> Xem thêm:Thiết giáp BPM-97 Vystrel 'phiên bản hiếm' có mặt tại tiền tuyến

Ông Reznikov cho biết, thời gian gần đây, nước này đã ký các hợp đồng bảo trì với công ty quốc phòng Babcock International của Anh, công ty Nexter Systems chuyên sản xuất pháo của Pháp và tập đoàn Rheinmetall của Đức - nổi tiếng với việc chế tạo xe tăng Leopard.

 

Mùa thu năm 2022, Ukraine đã sử dụng cơ sở dữ liệu Logfas được vi tính hóa của NATO. Logfas cung cấp cho Kiev và các đồng minh dữ liệu về những loại vũ khí hoạt động hiệu quả, loại vũ khí nào cần sửa chữa và cần được thay thế hoàn toàn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm