QĐND Việt Nam sử dụng loại “cua đồng” nào trong chiến dịch Xuân 1975?
T-54, Type 59, K63-85 là những chiếc xe tăng tốt nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam được tung vào chiến dịch mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước sau hàng chục năm bị chia cắt.
Bất ngờ loạt súng trường Nhật Bản mà Việt Nam từng sử dụng / Điểm danh loạt tàu chiến gốc Mỹ mà Việt Nam đang dùng
Chiến dịch mùa xuân năm 1975 với tên gọi chính thức là Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 4/1 và kết thúc ngày 30/4/1975 với chiến thắng hoàn toàn thuộc về quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Theo các tài liệu lịch sử, quân ta khi đó đã huy động đến 4 quân đoàn chủ lực cùng nhiều đơn vị địa phương với tổng quân số khoảng 20 vạn bộ đội, 320 xe tăng, 250 xe bọc thép, hơn 1.000 pháo cối các loại... Nguồn ảnh: tư liệu
Trong đó, lực lượng xe tăng thiết giáp đóng vai trò là mũi đột kích chủ lực trên bộ, với ưu thế hỏa lực mạnh, cơ động cao, “mũi tên thép” này “chọc thủng” hàng loạt phòng tuyến kiên cố nhất của quân địch và làm nên chiến thắng 30/4 lịch sử. Vậy, cụ thể chúng ta đã sử dụng những loại xe tăng nào trong cuộc tổng tiến công này? Nguồn ảnh: Ullstein bild
Căn cứ theo các bức ảnh và tư liệu lịch sử, chúng ta huy động vào chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước các loại xe tăng hiện đại nhất có trong trang bị khi đó như xe tăng T-54. Đây là loại xe tăng chiến đấu chủ lực nặng hơn 36 tấn do Liên Xô sản xuất, cung cấp cho ta từ giữa những năm 1960. Nguồn ảnh: tư liệu
Với khẩu pháo 100mm D-10T, giáp dày 100-120mm, xe tăng T-54 của quân đội ta chiếm ưu thế hoàn toàn trước loại tăng M48 Patton và M41 Bulldog mà Mỹ trang bị cho VNCH. Pháo 100mm có khả năng xuyên thủng giáp M48 trong khi ngược lại pháo 90mm trên Patton chưa chắc xuyên được giáp trước vát nghiêng của T-54. Nguồn ảnh: Herve Gloaguen
Đáng lưu ý, trong số các xe tăng T-54 được ta huy động cho chiến dịch giải phóng miền Nam thì gồm cả hai phiên bản T-54A và T-54B. Trong đó, loại T-54B hiện đại hơn với pháo D-10T2G với hệ thống ổn định khi bắn STP-2 Tsyklon, đèn hồng ngoại L-2, kính ngắm pháo thủ TPN-1-22-11. Trong khi T-54A sử dụng khẩu D-10TG với hệ thống ổn định STP-1 Gorizont.... Nguồn ảnh: tư liệu
Ngoài T-54, quân ta trong chiến dịch này còn sử dụng các xe tăng T-59 do Trung Quốc sản xuất (tên đầy đủ của nó là Type 59, Kiểu 59, ta rút gọn là T-59). Trong ảnh là xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 thuộc kiểu T-59 do Trung Quốc chế tạo, cung cấp cho ta. Nguồn ảnh: tư liệu
T-59 được Trung Quốc sản xuất trên cơ sở loại tăng T-54A của Liên Xô, nên trông nó không khác gì so với xe tăng T-54 mà ta nhận từ Moscow. Hỏa lực của nó vẫn là pháo 100mm rất mạnh, tuy nhiên nó thiếu đèn hồng ngoại cũng như hệ thống ổn định pháo cho phép bắn chính xác trong khi hành tiến. Nguồn ảnh: tư liệu
Ngoài các xe tăng T-54, T-59, quân đội ta còn sử dụng số lượng lớn xe tăng hạng nhẹ Type 63 do Trung Quốc sản xuất, loại này ta gọi chung là K63-85. Nó vốn là phiên bản “sao chép” PT-76 của Trung Quốc nhưng đã có thay đổi ở hệ thống hỏa lực…. Nguồn ảnh: tư liệu
Cụ thể, K63-85 trang bị tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ Type 62 với pháo 85mm có uy lực mạnh hơn pháo 76mm của PT-76. Tuy nhiên khẩu pháo này không có hệ thống ổn định khi bắn, bị giới phân tích đánh giá là thiếu chính xác. Nguồn ảnh: tư liệu
Cùng với việc sử dụng các xe tăng có trong trang bị, trong quá trình chiến đấu, chúng ta vận động nhanh “lấy vũ khí địch đánh địch” ngay tại chỗ. Trong ảnh, bộ đội ta sử dụng xe tăng M48 Patton của VNCH đột kích các tuyến phòng ngự cuối cùng của địch, tiến vào giải phóng Sài Gòn. Nguồn ảnh: tư liệu
Trong ảnh, bộ đội ta ngồi trên xe tăng hạng nhẹ M41 Bulldog thu giữ được của địch. Nguồn ảnh: Herve Gloaguen
Sau 1975, cả hai loại xe tăng Mỹ này đều được ta đưa vào trang bị sử dụng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Tuy nhiên, có lẽ là vì thiết kế có phần khác biệt, mà chúng ta không sử dụng M48 Patton trên chiến trường mà chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ. Nguồn ảnh: tư liệu
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo