Điểm danh loạt xe tăng CTTG 2 Việt Nam tin dùng
Thậm chí, cho tới hôm nay ít nhất một loại xe tăng được sản xuất thời chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn nằm trong biên chế QĐND Việt Nam và được chúng ta sử dụng hiệu quả.
Ảnh hiếm về các loại vũ khí và công nghệ sử dụng trong Thế chiến I / Trực thăng diệt tăng Apache cách biên giới Nga 100km
Năm 1954, QĐND Việt Nam sau 9 năm thành lập có chiếc xe tăng đầu tiên trong lịch sử - M24 Chaffe – chiến lợi phẩm quý giá thu được từ tay thực dân Pháp sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Đây cũng là một trong những dòng xe tăng hạng nhẹ nổi tiếng của Mỹ trong CTTG 2, hơn 4.700 chiếc đã được chế tạo chỉ trong gần 2 năm từ đầu 1944 tới tháng 8/1945.
Loại tăng này nặng 18 tấn, bọc giáp dày 15-38mm, trang bị khẩu pháo 75mm M6 với 48 viên đạn và 3 khẩu trung-đại liên, tốc độ tối đa đạt tới 56km/h, dự trữ hành trình 160km. Trong ảnh, bộ đội ta huấn luyện hiệp đồng với xe tăng M24. Nguồn ảnh: QuansuVN
Quân đội Pháp nhận số lượng lớn xe tăng M24 từ Mỹ sau CTTG 2 và phục vụ cho các cuộc xâm lược ở châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, thời kỳ đầu số xe tăng này gây khó khăn lớn cho phía ta khi mà thời điểm đó ta không có nhiều vũ khí chống tăng. Trong ảnh, xe tăng M24 trên cánh đồng ở Bắc Bộ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiếc xe tăng thời CTTG 2 thứ 2 của chúng ta và cũng là chiếc tăng thế chiến 2 ở với Quân đội Nhân dân Việt Nam lâu nhất là huyền thoại của các huyền thoại T-34-85. Theo lịch sử Binh chủng Tăng - Thiết giáp, những chiếc T-34 đầu tiên lăn bánh trên đất Việt vào ngày 13/7/1960. Nguồn ảnh: tư liệu
T-34-85 là thế hệ 2 của dòng xe tăng T-34 huyền thoại Liên Xô trong CTTG 2, hơn 84.000 chiếc tăng loại này đã được sản xuất liên tục từ 1940-1958. Nó xuất hiện trong nhiều cuộc chiến tranh thế kỷ 20, thậm chí hiện nay ở một số cuộc xung đột như Syria, Yemen, T-34-85 vẫn có mặt. Nguồn ảnh: tư liệu
Tại Việt Nam, chúng ta chủ yếu có trong tay phiên bản xe tăng T-34-85 với pháo rãnh xoắn 85mm S-53. Chúng ta sử dụng T-34 cho các lực lượng lục quân và cả hải quân. Ảnh: T-34-85 huấn luyện hiệp đồng với bộ đội hải quân. Nguồn ảnh: tư liệu
Đáng chú ý, một số xe tăng T-34 được đem ra ngoài các đảo thuộc quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ phòng thủ. Trong ảnh, tháp pháo T-34-85 gắn cố định công sự trên đảo để phòng thủ chống địch đổ bộ. Nguồn ảnh: Bảo tàng LSQS
Ngoài các xe tăng thời CTTG 2, chúng ta cũng từng sử dụng và hiện vẫn còn trang bị một số loại pháo tự hành xung kích giai đoạn 1939-1945. Theo đó, trong ngày 13/7/1960, cùng với việc nhận T-34, Liên Xô cũng viện trợ cho ta khẩu pháo tự hành SU-76. Nguồn ảnh: Wikipedia
14.292 khẩu pháo SU-76 đã được sản xuất trong giai đoạn từ 1942-1945, trang bị pháo 76m ZIS-3Sh, đặt trên khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-70. Hiện nay ta không còn trang bị loại này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn sử dụng tới hôm nay các khẩu pháo tự hành SU-100 được Liên Xô sản xuất trong giai đoạn từ tháng 9/1944 tới tháng 7/1945 với số lượng 2.335 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia
SU-100 thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng trung T-34, lắp pháo D-10T 100mm uy lực. Nó dùng chung đạn pháo với các loại xe tăng T-54/55 mà QĐND Việt Nam đang sử dụng phổ biến. Đó có lẽ là lý do khiến chúng ta duy trì được rất lâu SU-100. Trong ảnh, SU-100 xuất hiện trong lễ diễu binh của HQND Việt Nam. Nguồn ảnh: Tiền Phong
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo