Quân đội Mỹ biến TOW thành sát thủ tầm xa
Nga chế tạo pháo tự hành Msta-S nâng cấp với cỡ nòng "chuẩn NATO" / Lo ngại siêu tăng T-14 Armata của Nga, Đức nhảy vào phát triển xe tăng mới
Quyết định phát triển phiên bản mới của TOW được Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho nhà thầu Raytheon. Theo yêu cầu, phiên bản mới của tên lửa TOW phải có tầm bắn tăng thêm 50% so với phiên bản tiêu chuẩn TOW-2B và gấp đôi so với đạn cũ hơn.
Điều đặc biệt theo yêu cầu của Quân đội Mỹ là thay vì điều khiển tên lửa qua hệ thống dây dẫn như hiện nay, TOW phiên bản mới phải được tích hợp khả năng bắn và quên. Tức làtên lửa tự tìm đến mục tiêu sau khi khai hỏa mà không cần sự can thiệp của xạ thủ.
Không giống hiện tại khi TOW chỉ hầu hết được khai hỏa từ bệ phóng mang vác trên mặt đất và tích hợp lên xe chiến đấu, hệ thống mới sẽ được dùng để trang bị cho trực thăng, cường kích A-10, tàu cỡ nhỏ hoặc đảm nhận làm hệ thống phòng thủ bờ đối phó với những tàu đổ bộ cỡ nhỏ của đối phương.Với phiên bản mới này, dòng tên TOW sẽ được phục vụ trong Quân đội Mỹ đến tận năm 2050 và cho thấy đây là dòng tên lửa chống tăng có thời gian hoạt động lâu hàng đầu thế giới.
Căn cứ vào thông tin được tiết lộ cho thấy, nhiều khả năng TOW mới có tầm bắn lên tới 6.000m. Như vậy, dòng tên lửa này được xếp vào những vũ khí chống tăng tầm xa trên thế giới. Tuy nhiên, hiên tại không rõ khả năng phá hủy mục tiêu của TOW mới so với phiên bản tiêu chuẩn.
Tại chiến trường Syria, tên lửa TOW từng "làm mưa làm gió", đặc biệt chỉ trong một ngày 7/10/2015, lực lượng nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn đã phá hủy 24 xe tăng và xe chiến đấu của quân đội chính phủ Syria bằng tên lửa TOW do Mỹ cung cấp.
Mỹ từng đặt mục tiêu hỗ trợ quân nổi dậy chống chế độ Assad bằng thứ vũ khí phá hủy sức mạnh chủ yếu của quân đội Syria và xe tăng và xe bọc thép. Tình báo Mỹ là CIA mua tên lửa TOW từ kho dự trữ của Saudi Arabia và vận chuyển vào Syria qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số quan chức Nhà Trắng cho biết với chương trình tên lửa TOW dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn gây sức ép quân sự đủ mạnh lên chính quyền Assad để ông ta buộc phải nhượng bộ, chấp nhận đàm phán chấm dứt xung đột và từ bỏ quyền lực.
"Tên lửa TOW đã triệt phá lợi thế quân sự của quân đội Assad là xe tăng và xe bọc thép. Nó phát huy tác dụng giống như tên lửa Stinger ở Afghanistan", nhà phân tích Jeff White thuộc Viện Chính sách Cận Đông Washington (Mỹ) nhận định.
Cùng với đó, chuyên gia Oubai Shahbandar ở Dubai (UAE) cũng cho rằng TOW đóng vai trò lớn trong việc quân nổi dậy làm suy yếu nghiêm trọng quân đội Syria, khiến chính quyền Assad đối mặt với những nguy cơ lớn.
"Kể cả người Mỹ cũng ngạc nhiên với hiệu quả của tên lửa TOW khi tác chiến chống lại quân chính phủ Syria", ông Shahbandar nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo