Quốc tế

Quân đội Nga có khả năng kích nổ tên lửa ATACMS khi đang bay?

Khi biết được bí mật của tên lửa ATACMS, Nga có thể đưa ra nhiều biện pháp đối phó từ sớm.

Mỹ đề xuất cho Thái Lan vay tiền mua mới phi đội máy bay F-16 / Nga sẵn sàng sản xuất tên lửa bị cấm theo hiệp ước INF

Các chuyên gia quân sự Nga đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về ngòi nổ của tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất.

Thành công này cho phép Quân đội Nga tăng đáng kể hiệu quả đánh chặn loại đạn tấn công này bằng hệ thống tác chiến điện tử (EW) và các phương tiện kích nổ từ xa, chẳng hạn như tổ hợp Rtut.

Dữ liệu mới được công bố dựa trên video khám phá cấu tạo bên trong tên lửa ATACMS mở ra cơ hội chống lại loại vũ khí này một cách thành công hơn và giảm thiệt hại mà nó gây ra trên chiến trường.

Ngòi nổ là thành phần chính trong hệ thống kiểm soát kích nổ tên lửa, do vậy nghiên cứu về thiết bị trên sẽ giúp phát triển các phương pháp hiệu quả để vô hiệu hóa quả đạn.

6b8165b52f138fd82217e22d44031b01.1020x565.jpg

Nga có thể kích nổ sớm đối với tên lửa ATACMS khi đã biết về cơ cấu ngòi nổ của đạn?

Theo các nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga, việc hiểu rõ cơ chế của ngòi nổ có thể dẫn đến sự can thiệp vào hoạt động của nó, cũng như tổ chức kích nổ tên lửa từ xa trước khi đạn tiếp cận mục tiêu.

Việc sử dụng tác chiến điện tử và cụ thể là các hệ thống kiểu Rtut sẽ mang lại cho Quân đội Nga lợi thế đáng kể trong việc bảo vệ mục tiêu mặt đất trước các mối đe dọa công nghệ cao như tên lửa ATACMS.

Hệ thống tác chiến điện tử tạo ra nhiễu trong môi trường vô tuyến, cản trở hoạt động bình thường của ngòi nổ cũng như phương thức dẫn đường, khiến tên lửa ATACMS chệch khỏi mục tiêu hoặc phát nổ sớm.

Tổ hợp Rtut và các hệ thống tương tự theo nhận xét từ các chuyên gia quân sự Nga có khả năng tác động đến ngòi nổ từ xa, kích hoạt nó trước khi tên lửa tiếp cận mục tiêu tấn công.

Mặc dù vậy, sẽ cần Moskva chứng minh năng lực này ngoài thực địa. Cần lưu ý, trước đó Nga khẳng định đã vô hiệu hóa hoàn toàn khả năng dẫn đường để tấn công chính xác của tên lửa ATACMS, nhưng thực tế lại cho thấy sự khác biệt hoàn toàn.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm