Quốc tế

Tên lửa ATACMS tiếp tục được sản xuất sau thành công lớn trên chiến trường

Tập đoàn Lockheed Martin đã nhận được hợp đồng sản xuất tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Tranh cãi khi Mỹ dừng chuyển tên lửa cho các quốc gia khác để dồn cho Ukraine / Mỹ đề xuất cho Thái Lan vay tiền mua mới phi đội máy bay F-16

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phân bổ số tiền 226.850.000 USD để sản xuất những tên lửa loại này.

“Hợp đồng sản xuất ATACMS trị giá hơn 226 triệu USD nhằm hỗ trợ các đơn đặt hàng quốc tế”, đại diện Tập đoàn Lockheed Martin cho biết.

Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật lục quân (ATACMS) sẽ được sản xuất để cung cấp cho Ba Lan, Estonia, Latvia, Litva và Maroc. Hợp đồng nêu rõ công việc phải được hoàn thành trước ngày 30 tháng 12 năm 2028.

Screenshot_3-10.jpg
Tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS sẽ tiếp tục được sản xuất trên quy mô lớn.

Trong biên chế Quân đội Hoa Kỳ, trong thời gian tới, ATACMS cần được thay thế bằng vũ khí thế hệ mới thuộc cùng phân lớp - tên lửa PrSM.

Bên cạnh đó, thỏa thuận mới cũng đề cập đến phương tiện mang phóng đó là Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS.

Vào năm 2023, Lầu Năm Góc đã phê duyệt việc bán các tổ hợp M142 HIMARS cũng như tên lửa MGM-140 ATACMS cho Maroc.

Các lực lượng vũ trang quốc gia Bắc Phi này sẽ nhận được 18 bệ phóng của hệ thống M142 HIMARS. Nước này cũng được cung cấp 40 tên lửa chiến thuật ATACMS, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 300 km.

Cùng năm đó, chính quyền Washington cũng phê duyệt việc bán hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS và tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS cho Latvia.

 

Trong khi đó, Estonia đã đặt mua hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS từ Hoa Kỳ vào năm 2022.

Cuối cùng, Lithuania đặt mua 8 bệ phóng hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS. Chúng sẽ được chuyển giao cùng với một số loại đạn tấn công, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS của Lockheed Martin.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm