Quốc tế

Quân đội thế giới đối mặt một kẻ thù mới giữa đại dịch Covid-19

Đại dịch virus corona đã buộc quân đội và các lực lượng dân quân phải thích nghi với một kẻ thù vô hình, ngay cả khi các cuộc xung đột truyền thống đang tiếp diễn.

Trở ngại lớn khiến Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể tung S-400 vào chiến dịch Idlib / 'Kho báu vật' trên chiếc Su-27 rơi khiến NATO tìm kiếm

Quân đội đã phải thực thi các quy tắc giãn cách xã hội đối với các lực lượng của mình trong khi giúp ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh tại nước họ và hoãn các cuộc diễn tập.

Hôm thứ Năm tuần trước, Saudi Arabia tuyên bố tạm dừng tác chiến ở Yemen vì đại dịch, trong khi ở Libya và Afghanistan, xung đột đang gia tăng bất chấp Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn toàn cầu. Một ổ dịch bùng phát ở các quốc gia nghèo hoặc bị chiến tranh tàn phá sẽ có hệ lụy cực kì nguy hại.

Tác động bất ngờ tới sóng gió biên giới

Trước đại dịch, quân đội Israel đã bám sát hoạt động của lực lượng dân quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Lebanon, thực hiện các cuộc không kích chống lại sự hiện diện của quân đội Iran ở Syria và đáp trả lại các vụ bắn tên lửa lẻ tẻ từ Dải Gaza.

Lúc này, quân đội đang được huy động để giúp cảnh sát thực hiện kiểm dịch, hỗ trợ người già hay chăm sóc trẻ em cùng nhân viên y tế.

Quân đội thế giới đối mặt một kẻ thù mới giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Quân đội Israel hỗ trợ cảnh sát trong công tác kiểm dịch. Ảnh: AP.

Để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, quân đội đã hủy bỏ một số ngày nghỉ cuối tuần và cách ly một số nhóm binh sĩ.

Hầu hết các bài tập huấn luyện đã bị hủy bỏ hoặc trì hoãn, mặc dù không quân nước này vẫn tiến hành một cuộc tập trận với lực lượng Hoa Kỳ. Các phi công bị cách ly ngay trong máy bay chiến đấu của riêng mình.

Người đứng đầu quân đội nước này đã phải tự cách ly sau khi tiếp xúc với người mang virus, mặc dù cuối cùng kết quả xét nghiệm của ông âm tính.

Trong khi đó, các cuộc xung đột ở biên giới Israel vẫn tồn tại. Vào cuối tháng 3, lực lượng phòng không Syria đã khai hỏa vào các tên lửa được cho là phóng từ máy bay chiến đấu của Israel.

Quân đội Israel cho biết phòng thủ biên giới vẫn là ưu tiên hàng đầu của họ.

 

"Kẻ thù của chúng tôi vẫn ở biên giới và thường dân của chúng tôi vẫn ở trong tầm bắn tỉa hoặc tên lửa chống tăng", Trung tá Jonathan Conricus, phát ngôn viên quân đội nước này cho biết.

Trong khi đó, virus corona đã lan sang khu vực Bờ Tây do Israel kiểm soát và đến Gaza, nơi đã bị Israel và Ai Cập phong tỏa kể từ khi nhóm vũ trang Hamas chiếm quyền kiểm soát từ năm 2007.

Cuộc xung đột kéo dài giữa Israel và Palestine dù vẫn đang diễn ra nhưng virus cũng đã mở ra cánh cửa cho sự hợp tác hạn chế. Israel đã giúp cung cấp bộ dụng cụ thử nghiệm và các nguồn vật tư khác cho cả Bờ Tây và Gaza. Một ủy ban của Israel-Palestine đang điều phối phong trào của người lao động Palesstine và lực lượng an ninh Palestine ở Bờ Tây.

Còn tại Ấn Độ, căng thẳng vẫn diễn ra ở khu vực biên giới bị quân sự hóa với Pakistan trong khi Delhi đã ra lệnh phong tỏa 1,3 tỷ người để chống Covid-19. Vào tháng 3, các binh sĩ đã khai hỏa vào nhau dọc biên giới ít nhất hai chục lần, theo quân đội Ấn Độ.

Quân đội đã ngừng tuyển quân và tạm dừng di chuyển giữa các căn cứ quân sự trên khắp đất nước trừ các hoạt động thiết yếu. Họ đã hủy các cuộc tập trận, như cuộc tập trận 41 quốc gia của Hải quân Ấn Độ, dự kiến bắt đầu vào ngày 18/3.

 

Trung tướng Vinod Bhatia, người đứng đầu cơ quan phận tham vấn của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Trung tâm Nghiên cứu Tác chiến chung, nói rằng tất cả các lực lượng quân sự đều xây dựng các kịch bản, nhưng chưa hề có kịch bản về dạng thảm họa như này".

Chiến tranh hay chống virus

Do lo ngại ngày càng tăng về đại dịch Covid-19, liên minh do Saudi dẫn đầu, chiến đấu với phe nổi dậy Houthi ở Yemen, đã tuyên bố ngừng bắn tạm thời sau 5 năm chiến tranh. Người Houthis đã bác bỏ lời đề nghị này, coi đây là một mưu đồ và cuộc đụng độ vẫn tiếp tục – điều dấy lên nghi ngờ về khả năng đạt được một thỏa thuận hòa bình trong tương lai.

Liên hợp quốc đã kêu gọi chấm dứt leo thang xung đột để chính quyền các bên có thể đối đầu với virus corona. Yemen xác nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên trong tuần trước, trong khi những thế lực nước ngoài liên quan đến xung đột ở đây là Iran và Saudi Arabia đã phải vật lộn để ngăn chặn những đợt bùng phát lớn. Khi dịch bệnh bùng phát ở Yemen, nơi cuộc xung đột đã tàn phá hệ thống chăm sóc sức khỏe, có thể là một thảm họa.

Trong khi đó, người dân Yemen đã chịu đựng nhiều mất mát suốt một tháng qua. Xung đột trên chiến trường ở phía bắc đã khiến 270 người chết trong 10 ngày. Người Houthis đã bắn tên lửa vào thủ đô Riyadh của Saudi, kéo theo các cuộc tấn công trả đũa vào thủ đô Sanaa của Yemen. Một cuộc tấn công của phe nổi dậy vào thành phố Taiz, phía tây Yemen, đã giết chết ít nhất sáu nữ tù nhân và làm bị thương khoảng 20 người phụ nữ và trẻ em.

 

Còn ở Libya, các lực lượng đối thủ đã phớt lờ lời cầu xin nhân đạo ngừng bắn và tìm cách khai thác khoảng trống ngoại giao do đại dịch để lại.

Các lực lượng ở phía đông dưới sự chỉ huy của Tướng Khalifa Hifter đang tăng cường cuộc bao vây kéo dài một năm vào thủ đô Tripoli, nơi họ muốn đánh bại chính phủ được Liên hợp quốc hậu thuẫn.

Còn đối với 30 quốc gia thành viên của liên minh quân sự NATO, đang không tham chiến trong bất kì cuộc xung đột nào, virus corona đang đặt ra thách thức đối với các bài tập huấn luyện thường lệ.

Tháng trước, Quân đội Hoa Kỳ tuyên bố sẽ cắt giảm số lượng binh sĩ tham gia cuộc tập trận lớn Defender-Europe 2020, đã được lên kế hoạch diễn ra trên khắp châu Âu trong sáu tháng tới.

Người đứng đầu NATO, Jens Stoltenberg, cho biết liên minh này vẫn sẵn sàng hành động.

 

Tại Hàn Quốc, nơi chính quyền nỗ lực làm chậm sự bùng phát đại dịch, quân đội là chìa khóa của quá trình này. Theo Bộ Quốc phòng, hơn 450 nhân viên quân y và 2.700 binh sĩ đã được triển khai để giúp điều trị tại bệnh viện, sàng lọc khách du lịch, thực hiện kiểm dịch, sản xuất khẩu trang và giúp theo dõi quá trình tiếp xúc của người mang virus.

Hàn Quốc đã hoãn các cuộc tập trận quân sự hàng năm với Hoa Kỳ và cấm hầu hết các binh sĩ nhập ngũ rời khỏi căn cứ của họ.

Trong khi nước này vẫn bị đe dọa từ Triều Tiên có vũ trang hạt nhân, các chuyên gia cho rằng việc cắt giảm trong huấn luyện là không thể tránh khỏi. Kịch bản bùng nổ dịch bệnh trong quân đội sẽ có hệ lụy khốc liệt và đe dọa khả năng sẵn sàng chiến đấu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm