Quân sự thế giới hôm nay (15/7): Nga chính thức phát triển hệ thống tên lửa S-550
Vai trò của “xe bọc thép không tháp pháo” trong cuộc phản công của Ukraine / Quân đội Nga tiêu diệt tới 70 binh sĩ Ukraine ở hướng Kherson, phá huỷ hệ thống pháo Mỹ M777
* Tàu ngầm Mỹ xếp hàng chờ bảo trì, sửa chữa
CNN dẫn báo cáo mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu quốc hội cho biết gần 40% tàu ngầm tấn công nhanh của Mỹ đang phải chờ đợi để được bảo trì và sửa chữa. Cụ thể, trong số 49 tàu ngầm tấn công nhanh của Hải quân Mỹ, hiện nay 18 chiếc không hoạt động do bảo trì hoặc nằm kho chờ bảo trì, sửa chữa. Theo báo cáo, con số này cao hơn đáng kể so với mục tiêu của Hải quân là duy trì không quá 20% đội tàu trong quá trình bảo trì và không để xảy ra tình trạng phải chờ đợi như hiện nay. Năm ngoái, con số này là 19%, nhưng năm nay số lượng tàu ngầm nằm kho đã tăng lên nhanh chóng. Số lượng tàu ngầm tấn công nhanh trong Hải quân Mỹ cũng giảm dần từ mức cao nhất 53 chiếc cách đây một thập kỷ xuống còn 49 chiếc ở thời điểm hiện tại.
Tàu ngầm lớp Virginia là lớp tàu ngầm tấn công nhanh mới nhất của Hải quân Mỹ. Ảnh: CNN |
Theo báo cáo, nguyên nhân chính là do tình trạng thiếu công nhân có thể thực hiện các công việc cần thiết ở các xưởng đóng tàu. Ngoài ra, các vấn đề về chuỗi cung ứng cũng ảnh hưởng đến nguồn cung bộ phận thay thế, đặc biệt là khi nhiều bộ phận thay thế cho tàu ngầm chỉ có một nguồn cung duy nhất. Hiện tại Hải quân Mỹ đang vận hành 3 loại tàu ngầm tấn công nhanh là tàu ngầm lớp Los Angeles, tàu ngầm lớp Seawolf và tàu ngầm lớp Virginia.
* Nga phát triển hệ thống tên lửa S-550Truyền thông Nga gần đây lại đồng loạt đưa tin về quá trình phát triển hệ thống tên lửa S-550 sau khi quân đội Nga triển khai hệ thống S-500 Prometey vào đầu năm 2020 sau nhiều lần trì hoãn.
Trước đó, các chuyên gia cho rằng S-550 có thể là một phiên bản tầm ngắn hơn của S-500, tương tự như S-350 là hệ thống tên lửa tầm trung bổ sung năng lực phòng thủ tên lửa cho hệ thống S-300 và S-400 có tầm bắn xa hơn. Tuy nhiên, Tổng giám đốc tập đoàn Rostec Sergey Chemezov đã nói rõ tại Triển lãm hàng không Dubai 2021 rằng S-550 được thiết kế để phát hiện và đánh chặn tên lửa đạn đạovới tầm bắn lớn hơn S-500 và các bộ phận cấu thành của hệ thống đã được sản xuất.
Truyền thông Nga gần đây lại đồng loạt đưa tin về quá trình phát triển hệ thống tên lửa S-550. Ảnh: Bulgarian Military |
Như vậy, S-550 rất có thể sẽ là một hệ thống phòng thủ tên lửachiến lược cơ động có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa ở giai đoạn bay vào tầng khí quyển với tốc độ gấp 20 lần vận tốc âm thanh. Không giống hệ thống tên lửa S-500, trong kế hoạch phát triển S-550 không có biến thể nào cho hải quân.
Chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin trong một bài phỏng vấn với TASS cho rằng hệ thống tên lửa S-550 sẽ tăng cường sức mạnh cho hệ thống S-500 Prometey, có thể vô hiệu hóa cả tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân và vệ tinh quỹ đạo tầm thấp. Trong khi đó, một nguồn tin giấu tên tiết lộ với RIA Novosti rằng S-550 là một biến thể của hệ thống phòng không S-500 và có nhiệm vụ phòng thủ không gian, hệ thống tên lửa cơ động đầu tiên có khả năng vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo một cách đáng tin cậy và thậm chí còn vượt trội hơn hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD và hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ.
* Đức chấm dứt thỏa thuận sửa chữa xe tăng với Ba Lan
Sau nhiều lần đàm phán không thành công, Berlin đã quyết định rút khỏi thỏa thuận thành lập trung tâm bảo trì xe tăngở Ba Lan. Thay vào đó, nhiệm vụ sửa chữa các xe tăng Leopard bị hư hỏng trong xung đột ở Ukraine sẽ được giao lại cho Đức.
Theo Bulgarian Military, Berlin đã quyết định rút khỏi thỏa thuận thành lập trung tâm bảo trì xe tăng ở Ba Lan. Ảnh: Euractiv |
Theo Bulgarian Military, đây là thông tin do người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức trực tiếpđưa ra ngày 14/7. Lý do cho việc Đức chấm dứt thỏa thuận là Ba Lan đã đưa ra mức giá quá cao mà phía Berlin cho là “hoàn toàn vô lý”. Tờ Handelsblatt cho biết Tập đoàn vũ khí Ba Lan (PGZ) đã đưa ra mức giá cao gấp mười lần so với giá sửa chữa trung bình. Với việc không đạt được thỏa thuận về trung tâm bảo trì, xe tăng Leopard hỏng sẽ phải trải qua hành trình ít nhất là 400 dặm (643km) từ Ukraine đến Đức để được sửa chữa. Tuy nhiên, cũng có một lựa chọn khác cho Đức là sửa chữa xe tăng ngay tại Ukraine. Để làm được điều này, Đức sẽ phải ký một thỏa thuận với công ty vũ khí Ukraine Ukroboronprom.
Bình luận về những thông tin này, Bộ Ngoại giao Đức cho biết quyết định cuối cùng vẫn chưa được chính thức đưa ra và các cuộc đàm phán với Ba Lan vẫn đang diễn ra. Litva có thể sẽ là nước được hưởng lợi từ những bất đồng giữa Ba Lan và Đức trong thương vụ này bởi hiện tại đang có một trung tâm bảo trì xe tăng của Đức ở thành phố Jonava, miền Trung Litva.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025