Quốc tế

Quân sự thế giới hôm nay (28/9): Romania “thay máu” không quân bằng tiêm kích F-35

Quân sự thế giới hôm nay (28/9/2023) có những thông tin chính sau: Romania công bố giá trị hợp đồng tiêm kích F-35 của Mỹ, Hải quân NATO tập trận Triton-2023 trên Biển Đen...

Bộ Quốc phòng Nga nói về ưu điểm vượt trội của pháo tự hành bánh lốp 2S43 Malva / Xe tăng T-80 sản xuất mới sẽ trang bị tháp pháo Burlak 'độc nhất vô nhị'?

* Romania công bố giá trị hợp đồng tiêm kích F-35 của Mỹ

Reutersdẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Romania Angel Tilvar cho biết, nước này sẽ chi 6,5 tỷ USD mua 32 tiêm kích tàng hình F-35 từ nhà thầu Mỹ Lockheed Martin để nâng cao năng lực của lực lượng không quân.

Quân sự thế giới hôm nay (28-9): Romania “thay máu” không quân bằng tiêm kích F-35
Tiêm kích F-35 của Mỹ. Ảnh: Eurasiantimes.

Thực chất, kế hoạch này đã được Hội đồng quốc phòng tối cao Romania (CSAT) phê duyệt từ tháng 4 để hai bên tiến hành thương thảo chi tiết hợp đồng. Được biết, thương vụ còn bao gồm các dịch vụ hậu cần và huấn luyện, máy bay mô phỏng và đạn dược, cũng như tùy chọn mua thêm 16 chiếc F-35 sau đó.

Hiện Bộ Quốc phòng Romania đã trình báo cáo lên Quốc hội nước này để thông qua. Nếu thuận lợi, quá trình mua hàng có thể sớm được xúc tiến, với việc hai bên ký kết ngay trong năm nay và lô sản đầu tiên sẽ được bàn giao từ năm 2030.

TheoReuters, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay từ mức 2%. Romania cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nhất là liên quan đến không quân.

Clip về tiêm kích F-35. Nguồn: Haci Productions

Vào năm ngoái, quốc gia Balkan này mua 32 tiêm kích F-16 đã qua sử dụng từ Na Uy, qua đó bổ sung vào phi đội 17 chiếc mua từ Bồ Đào Nha kể từ năm 2016. Tháng 7 vừa qua, chính quyền Romania thành lập một trung tâm đào tạo khu vực dành cho phi công tiêm kích F-16 để phục vụ trong nước cũng như dành cho đồng minh và đối tác.

* Hải quân NATO tập trận trên Biển Đen

 

TASS cho biết, các quốc gia thành viên NATO gồm Mỹ, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Bulgaria đang tham gia cuộc tập trận hải quân mang tên Triton-2023 trên Biển Đen ngoài khơi bờ biển Bulgaria, dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Quân sự thế giới hôm nay (28-9): Romania “thay máu” không quân bằng tiêm kích F-35
Thợ lặn của hải quân các nước tham gia tập trận Triton-2023. Ảnh: BTA.

Theo Bộ Quốc phòng Bulgaria, các khoa mục bao gồm diễn tập khả năng phát hiện, nhận dạng và vô hiệu hóa đạn dược và bom, mìn dưới nước. Lực lượng hải quân các nước tham gia sẽ hoạt động luân phiên tại những khu vực chỉ định trước.

Mục đích của cuộc tập trận là cải thiện các quy trình và áp dụng các tiêu chuẩn của NATO trong tăng cường huấn luyện chiến thuật cũng như nâng cao trình độ và kỹ năng cho các binh sĩ đối với các hoạt động lặn và kích nổ đạn dược dưới nước, cũng như hỗ trợ hậu cần và y tế cho nhiệm vụ này.

* Quân đội Mỹ đầu tư nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và máy học

Seeking Alphađưa tin, Lục quân Mỹ đã trao hợp đồng trị giá 250 triệu USD cho công ty phân tích dữ liệu Palantir Technologies nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo và máy học. Hợp đồng sẽ kéo dài đến năm 2026 nhưng chi tiết chưa được tiết lộ.

 

Quân sự thế giới hôm nay (28-9): Romania “thay máu” không quân bằng tiêm kích F-35
Quân đội Mỹ đang quan tâm nghiên cứu về công nghệ trí tuệ nhân tạo và máy học. Ảnh: The Defense Post

Đây là hợp đồng lớn thứ hai của công ty này với quân đội Mỹ. Trước đó, vào tháng 10-2022, hai bên cũng đạt được thỏa thuận trị giá 85 triệu USD đến năm 2027 để phát triển công nghệ giúp Lục quân Mỹ xác định tính hiệu quả và các điểm yếu trong chuỗi cung ứng một cách chính xác, nhanh chóng và thống nhất.

Hiện Palantir Technologies cũng đang hỗ trợ triển khai hệ thống Quản lý thông tin lực lượng toàn cầu của Lục quân Mỹ. Hệ thống này hợp nhất hơn 10 ứng dụng cũ và cung cấp cho lực lượng này cái nhìn tự động và toàn diện về nhân lực, thiết bị, đào tạo và mức độ sẵn sàng triển khai của binh sĩ.

Lâu nay, Mỹ luôn ấp ủ mở rộng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học trong lĩnh vực quân sự, được cho là có tương lai và tiềm năng không giới hạn này. Lầu Năm Góc cũng công bố phác thảo chiến lược phát triển lĩnh vực này, trong đó thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy, từ các hoạt động thu thập thông tin tình báo đến dự đoán các vấn đề bảo trì trong máy bay hoặc tàu chiến. Chính nhu cầu này cũng thúc đẩy làn sóng nhiều công ty khởi nghiệp đầu tư phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đại cho quân sự.

* Argentina muốn sở hữu trực thăng AW109M của Italy

Theo Defense News, Bộ Quốc phòng Argentina đã gửi một ý định thư (LOI) về việc mua 8 trực thăng đa nhiệm hạng nhẹ AW109M được sản xuất bởi công ty quốc phòng Leonardo của Italy. Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Jorge Taiana tham quan, tìm hiểu thực tế nhà máy của Leonardo.

 

Quân sự thế giới hôm nay (28-9): Romania “thay máu” không quân bằng tiêm kích F-35
Trực thăng AW109. Ảnh: Zona Militar.

Số máy bay trên sẽ được Hải quân Argentina sử dụng trên các tàu tuần tra ngoài khơi lớp Bouchard do Pháp đóng, được mua từ năm 2019 đến năm 2022.

Trước đây, các tàu Bouchard sử dụng trực thăng Airbus AS555 Fennec. Tuy nhiên, do yêu cầu nhiệm vụ, Hải quân Argentina cần một loại trực thăng khác để có thể mang theo vũ khí, cũng như tham gia huấn luyện với các tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa của lực lượng này. Nguồn ngân sách cho kế hoạch đó (khoảng 110 triệu USD) đã được đưa vào dự thảo ngân sách của chính phủ cho năm tài khóa 2024.

Dòng trực thăng AW109 có ưu điểm là khả năng hoạt động ổn định, linh hoạt từ các tàu chiến cỡ nhỏ. Máy bay chở được 8 người, bao gồm cả tổ lái, hơn gấp đôi so với nhiều trực thăng hạng nhẹ khác. Về hỏa lực, máy bay có thể được trang bị súng máy 12,7mm, súng máy cố định 7,62mm, cũng như lựa chọn bệ phóng tên lửa (mỗi bệ có từ 2-4 tên lửa), hai cụm phóng rocket không dẫn đường 81mm treo phía dưới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm