Quân sự thế giới hôm nay (29/8): Tên lửa nào của Ukraine đã phá hủy hệ thống phòng không S-400?
Nga tăng sản lượng đạn bắn tỉa Krasnopol-M2 gấp 25 lần / Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 26/8
* Không quân Ấn Độ phóng thử tên lửa Astra từ máy bay chiến đấu Tejas
Military Leak ngày 28/8 (giờ địa phương) đưa tin, máy bay chiến đấu hạng nhẹ HAL Tejas LSP-7 do Ấn Độ sản xuất đã bắn thử thành công tên lửa không đối không Astra do Ấn Độ tự phát triển. Tên lửa được phóng đi từ độ cao khoảng 6km. Không quân Ấn Độ tuyên bố, tất cả các mục tiêu của cuộc thử nghiệm đều đạt được với kết quả hoàn hảo.
Không quân Ấn Độ phóng thử tên lửa Astra từ máy bay chiến đấu Tejas. Nguồn: Bt TV |
Astra là tên lửa không đối không hiện đại dùng tấn công và tiêu diệt các mục tiêu trên không có vận tốc siêu thanh và cơ động cao, được thiết kế và phát triển bởi Phòng thí nghiệm, nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDL), Trung tâm Nghiên cứu Imarat (RCI) và các phòng thí nghiệm khác của Cơ quan Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Việc bắn thử thành công Astra từ máy bay chiến đấu Tejas là một bước tiến quan trọng trong thực hiện các mục tiêu của chiến lược “Aatmanirbhar Bharat” (Ấn Độ tự cường) do Thủ tướng Narendra Modi đưa ra. Tên lửa Astra được tích hợp vào chiến đấu cơ Tejas sẽ giúp nâng cao đáng kể năng lực chiến đấu và giảm sự phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu cho Không quân Ấn Độ.
Astra, theo tiếng Phạn nghĩa là “vũ khí phóng”, là dòng tên lửa không đối không có tầm bắn ngoài tầm nhìn mắt thường do DRDO nghiên cứu, sản xuất. Các biến thể thuộc dòng Astra có khả năng tấn công các mục tiêu ở các khoảng cách khác nhau từ 500m cho đến 340km, trong đó Astra Mk-1 đã được gắn lên chiến đấu cơ Su-30MKI của Không quân Ấn Độ và tới đây sẽ được tích hợp với máy bay chiến đấu Dassault Mirage 2000, HAL Tejas và MiG-29. Việc sản xuất hàng loạt tên lửa Astra Mk-1 đã bắt đầu được thực hiện vào năm 2017. Sau Astra Mk-1, một số phiên bản nhánh cũng sẽ được lên kế hoạch triển khai, trong đó có tên lửa dẫn đường bằng ảnh hồng ngoại Astra-IR, tên lửa tầm xa hơn phiên bản gốc Astra Mk-2 và phiên bản phát triển kế tiếp Astra Mk-3.
* Đạn pháo 2K25 Krasnopol cải tiến của Nga vượt trội so với đạn M982 ExcaliburĐạn pháo dẫn đường có độ chính xác cao đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột quân sự hiện đại và một số hệ thống pháo binh của Mỹ có khả năng thực hiện các cuộc tấn công bằng đạn pháo chính xác M982 Excalibur.
Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, Nga công bố đã có biện pháp đối phó với những loại đạn này. Hơn thế nữa, Nga cũng đã phát triển các loại đạn tương tự có hiệu quả vượt trội so với M982 Excalibur. Cụ thể, Bulgarian Military dẫn nguồn truyền thông Nga cho biết đạn pháo dẫn đường bằng laser bán tự động có độ chính xác cao 2K25 Krasnopol đã thể hiện hiệu suất vượt trội về nhiều mặt so với đạn pháo M982 Excalibur do Mỹ và Thụy Điển hợp tác phát triển.
Đạn pháo 2K25 Krasnopol cải tiến của Nga có nhiều ưu thế vượt trội so với đạn M982 Excalibur của Mỹ - Thụy Điển. Ảnh: TASS |
Kết luận này được truyền thông Nga đưa ra sau những đánh giá của chuyên gia trong thực tế sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Tính xác tín của thông tin này là khá cao, bởi thông thường các nhà phân tích chỉ đưa ra dữ liệu mang tính lý thuyết, trong khi các chuyên gia Nga đưa ra thông tin dựa trên thực tế tác chiến trên chiến trường. Đạn pháo 2K25 Krasnopol có độ lệch tâm ít hơn khi được phóng tới mục tiêu và nó còn có khả năng bắn trúng các vật thể đang chuyển động, trong khi M982 Excalibur về cơ bản chỉ có thể bắn trúng vật thể đứng yên. Ngoài ra, đạn pháo của Mỹ - Thụy Điển được dẫn đường bằng quán tính và hiệu chỉnh quỹ đạo bay theo dữ liệu vệ tinh, trong khi 2K25 Krasnopol sử dụng hệ thống dẫn đường bằng chùm tia laser phản xạ từ mục tiêu. Kết hợp với máy bay không người lái trinh sát, 2K25 Krasnopol đã chứng minh được hiệu quả tác chiến vượt trội trên chiến trường do nó không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống tác chiến điện tử hoạt động trong khu vực của mục tiêu.
2K25 Krasnopol là loại đạn pháo có độ chính xác cao dẫn đường bằng laser của Nga được thiết kế để sử dụng với pháo 152mm, có tầm bắn lên tới 20km. 2K25 Krasnopol dài 1,3m và nặng 43kg, có thể đạt vận tốc tối đa 850m/giây, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu như xe tăng, xe bọc thép, công sự và các mục tiêu có giá trị khác. Phiên bản cải tiến của đạn pháo 2K25 Krasnopol giúp nâng tầm bắn từ dưới 20km lên 26km. Ngoài ra, 2K25 Krasnopol cải tiến cũng có sức công phá tăng cường đối với các mục tiêu nhỏ và có thể được sử dụng mà không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, thời gian, hay địa hình...
* Tên lửa nào của Ukraine đã phá hủy hệ thống phòng không S-400?Theo Daily Mail, Ukraine đã phát triển một siêu tên lửa mới có thể mang lại hiệu suất tấn công “hoàn hảo”. Tờ báo cho biết, chính vũ khí này đã hạ gục hệ thống phòng không S-400 Triumf hồi tuần trước ở Crimea. Suy đoán ban đầu là Kiev đã sử dụng Storm Shadow do Anh hoặc Pháp cung cấp, nhưng theo ông Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine, thì Ukraine đã triển khai một loại tên lửa hành trình mới của riêng mình.
Liệu tên lửa của Ukraine là mới hoàn toàn hay là cải tiến từ tên lửa sẵn có? Ảnh: Daily Mail |
Ông Oleksiy Danilov cho biết: “Đây là một loại tên lửa mới, rất hiện đại”. Theo Đài truyền hình quốc gia Ukraine thì “hiện còn chưa có thông tin rõ ràng liệu đây là tên lửa hoàn toàn mới hay là một loại tên lửa được cải tiến”. Có thông tin cho rằng Ukraine đã cải tiến tên lửa chống hạm Neptune có thể bay tầm thấp ở tốc độ cận âm. Đây là loại tên lửa đã đánh chìm chiến hạm Moskva thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga vào năm ngoái. Tên lửa mới này cũng được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất.
Ngoài việc phát triển các loại tên lửa của riêng mình, Ukraine hiện đang dựa phần lớn vào các loại tên lửa của phương Tây như Storm Shadow và HIMARS. Bên cạnh đó, Ukraine cũng cải tiến hệ thống tên lửa phòng không S-200 thành vũ khí tấn công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo