Ukraine khóa chặt bầu trời khi được bổ sung hệ thống phòng không IRIS-T SLS cực mạnh
Nga dừng sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 4 để tập trung vào tiêm kích tàng hình Su-57? / Kalashnikov ra mắt súng trường tấn công AK-19 sửa đổi đặc biệt
Trong đợt viện trợ quân sự mới nhất dành cho Ukraine, chính phủ Đức thông báo, họ lần đầu cung cấp cho Kyiv 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn IRIS-T SLS.
Về dài hạn, Berlin sẽ bàn giao cho Kyiv tổng cộng 22 bệ phóng IRIS-T SLS và một số lượng lớn tên lửa đi kèm, chúng được lấy trực tiếp từ kho dự trữ của Bundeswehr (Quân đội Đức), do chính Bộ Quốc phòng Đức đặt hàng, tức là phiên bản nội địa.
Hệ thống phòng không mặt đất thuộc gia đình IRIS-T SLM/SLS được nhà phát triển của Đức xây dựng trên nền tảng các tiêu chuẩn mới với kiến trúc mở, tạo sự linh hoạt tối đa trong quá trình nâng cấp.
Điểm độc đáo của hệ thống IRIS-T SLS đó là nó sử dụng tên lửa không đối không tầm ngắn IRIS-T có thể tấn công các mục tiêu trên không trong phạm vi 25 km, đây là xu hướng đang được thế giới ưa chuộng.
Tên lửa IRIS-T có thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm: trọng lượng 87,4 kg; chiều dài 2,93 m; đường kính thân 127 mm; sải cánh 447 mm; lắp đầu nổ phá mảnh uy lực cao.
Đầu dò hồng ngoại của tên lửa IRIS-T có độ nhạy cao và chống lại được các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương. Kết cấu thân cùng động cơ mạnh mẽ trang bị vòi phun kiểm soát vector lực đẩy giúp nó có khả năng chịu quá tải cực tốt.
Đặc tính ưu việt khác của tên lửa IRIS-T đó là nó có khả năng bao quát phạm vi lên đến 360 độ do góc nhìn rất lớn của đầu dò, phi công có thể chỉ định mục tiêu bằng mũ bay JHMCS, tính năng này vẫn rất hữu dụng khi phóng đi từ mặt đất.
Tên lửa IRIS-T có hai chế độ bắn: khóa trước khi phóng (LOBL) và khóa sau khi phóng (LOAL), cho phép tiêu diệt hiệu quả mục tiêu ở mọi góc độ, trong nhiều điều kiện giao tranh.
Đảm nhiệm vai trò dẫn đường cho tên lửa chính là radar Giraffe, phương tiện trinh sát nói trên có phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 25 km và độ cao tương ứng lên tới 10 km, tức là đáp ứng "che phủ" hết tầm bắn của đạn đánh chặn.
Khung gầm bệ phóng thường được sử dụng của hệ thống phòng không IRIS-T SLS là xe bọc thép bánh xích 2 thành phần có khớp nối loại BvS 10 do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng nổi tiếng BAE Systems sản xuất
Những tổ hợp IRIS-T SLS tầm ngắn cùng với IRIS-T SLM tầm trung mà Lực lượng vũ trang Ukraine đã nhận trước đó sẽ đảm bảo tạo ra lưới lửa phòng không dày đặc, "phủ kín" không phận cần bảo vệ.
Dự báo hai phiên bản tầm trung và tầm ngắn của hệ thống phòng không IRIS-T sẽ đảm nhiệm việc giao chiến với những mục tiêu khác nhau, như tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu, hoặc UAV cảm tử.
IRIS-T của Đức trong thế trận phòng không kết hợp cùng những tổ hợp khác do các quốc gia NATO sản xuất như NASAMS của Na Uy, Patriot PAC-3 MSE của Mỹ, SAMP/T của Pháp... đang tạo ra lưới lửa bảo vệ bầu trời mạnh nhất thế giới quanh thủ đô Kyiv.
Ngoài sử dụng để phóng từ mặt đất, các tên lửa IRIS-T còn là nguồn đạn không đối không dự trữ tại chỗ rất quan trọng, đặc biệt khi Ukraine chuẩn bị được tiếp nhận chiến đấu cơ do phương Tây chế tạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025