Giáp Relikt của xe tăng T-90M chịu được đạn xuyên 150 mm NLAW
Nga dừng sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 4 để tập trung vào tiêm kích tàng hình Su-57? / Kalashnikov ra mắt súng trường tấn công AK-19 sửa đổi đặc biệt
Chiếc xe tăng T-90M Proryv của Quân đội Nga trong đội hình tấn công đã có thể chịu được một quả tên lửa NLAW bắn ra và vụ nổ sau đó của một quả mìn chống tăng mà không bị phá hủy, nó thậm chí còn tiếp tục chiến đấu.
Chiến công của kíp lái xe tăng đã được kể lại bởi dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Nga, được trích dẫn bởi hãng thông tấn RIA Novosti và OverCloskers, họ cho biết cỗ chiến xa nói trên chỉ sơ tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo người trưởng xe, chiếc xe tăng T-90M lúc này đang hoạt động như một phần của nhóm tấn công theo hướng Avdeevka, nó đã sử dụng hỏa lực của mình để yểm trợ cho bộ binh và chế áp đối phương.
Trong khi đó, những chiếc xe chiến đấu bộ binh tiếp tục di chuyển dưới sự yểm trợ hỏa lực của xe tăng chủ lực. Khi trận chiến tiếp tục, chiếc T-90M dẫn đường bị tấn công bởi tên lửa chống tăng 150 mm NLAW do Anh và Thụy Điển sản xuất.
Phát đạn nói trên đã khiến xe tăng T-90M tuy bị hư hỏng nhưng vẫn tiếp tục di chuyển và giữ vững cường độ hỏa lực. Ngay sau đó, kíp lái chiếc Proryv còn lao vào một bãi mìn và kích nổ một số quả quả mìn được cài đặt.
Nhưng ngay cả sau khi xảy ra vụ nổ, kíp chiến đấu vẫn không rời khỏi chiến trường, họ tiếp tục khai hỏa cả pháo và súng máy khi phương tiện đứng yên. Chỉ sau khi bộ binh tới tiếp ứng, kíp lái của chiếc xe tăng đang dừng lại mới được sơ tán.
Một chi tiết cần phải nhấn mạnh đó là tên lửa NLAW được xem như loại vũ khí chống tăng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay, có thể xuyên thủng hầu hết các loại vỏ giáp của chiến xa.
Tuy nhiên Quân đội Nga đã phát triển một loại giáp phản ứng nổ (ERA) mới có thể chịu được đòn tấn công trực diện của tên lửa NLAW. Loại giáp này được gọi là Relikt và hiện nó có mặt trên xe tăng T-90M Proryv và T-14 Armata.
Relikt là một loại giáp phản ứng nổ sử dụng sự kết hợp giữa các tấm kim loại và khối thuốc nổ để vô hiệu hóa tác động từ luồng xuyên lõm của tên lửa đang bay tới.
Khi một tên lửa chống tăng va vào lớp giáp, khối thuốc nổ bên trong sẽ được kích hoạt, tạo ra một sóng xung kích làm gián đoạn quỹ đạo của đạn, đồng thời gây giảm sức xuyên phá của nó.
Sau đó, các tấm kim loại sẽ hấp thụ phần năng lượng còn lại của tên lửa sau vụ nổ, ngăn không cho luồng xuyên tiếp tục gây tác động và xuyên thủng lớp giáp chính của xe tăng.
Bộ giáp Relikt có hiệu quả cao trong việc chống lại tất cả các loại tên lửa chống tăng hiện nay, bao gồm cả NLAW cũng như Javelin - những vũ khí diệt tăng lợi hại nhất của phương tây.
Relikt cung cấp mức độ bảo vệ cao cho tổ lái và các bộ phận quan trọng của xe tăng, chẳng hạn như động cơ và khoang chứa đạn dược. Bộ giáp cũng được thiết kế theo dạng module, nghĩa là những phần bị hư hỏng có thể dễ dàng thay thế tại hiện trường.
T-90M Proryv và T-14 Armata hiện là những xe tăng duy nhất của Nga hiện có giáp Relikt, chúng được coi là một trong những loại MBT tiên tiến và được bảo vệ tốt nhất trên thế giới hiện nay.
Bộ giáp Relikt mang lại cho T-90M và T-14 lợi thế đáng kể so với các xe tăng khác về khả năng sống sót và hiệu quả chiến đấu. Dự kiến Quân đội Nga sẽ tiếp tục phát triển và cải tiến loại giáp này trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?