Quốc gia Đông Nam Á nào tiên phong mua 'sát thủ' BrahMos?
Mỹ và Trung Quốc thống lĩnh thị trường vũ khí toàn cầu 2019 / SAA đưa quân tiếp viện và vũ khí hạng nặng tiến vào miền Nam Idlib
Philippines sắp ký hợp đồng mua tên lửa BrahMos
Philippines có thể ký hợp đồng để mua tên lửa hành trình chống hạm siêu âm tối tân “BrahMos” của liên doanh Nga-Ấn Độ vào đầu năm 2021, tờ báo kinh doanh hàng đầu Nhật Bản Nikkei dẫn các nguồn tin của chính giới Manila cho biết hôm 03/12.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Philippines cũng đã xác nhận với tờ báo rằng, hiện nay quân đội nước này đang xem xét việc mua tên lửa BrahMos nhằm sở hữu một vũ khí đắc lực trong việc bảo vệ chủ quyền mà nước này tự tuyên bố trên Biển Đông.
Vị quan chức này cho biết, tên lửa BrahMos có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, quân đội nước này đang nghiên cứu cách thức sử dụng loại tên lửa này trong việc bảo vệ lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, nhiều khả năng Philippines sẽ mua phiên bản bờ đối hạm.
Theo Trung tâm Thông tin và Phân tích Jane's Defence Weekly, liên doanh Ấn-Nga sản xuất tên lửa Brahmos đã có những vòng thảo luận sơ bộ với Manila hồi cuối năm 2019 và trong năm 2020, với một thỏa thuận cung cấp tên lửa có thể sẽ được lên kế hoạch vào đầu năm 2021, nhân cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến giữa thủ tướng Narendra Modi và tổng thống Rodrigo Duterte.
Đối với giới phân tích, việc Philippines được trang bị tên lửa Brahmos, được mệnh danh là “sát thủ diệt hạm”, sẽ giúp nước này có khả năng răn đe đối với Trung Quốc, vốn đã dùng sức mạnh chiếm đóng một số thực thể Philippines tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và thường xuyên cho tàu xâm nhập vùng biển của quốc gia Đông Nam Á.
Hình ảnh giới thiệu nguyên mẫu xe chở-phóng tên lửa BrahMos phiên bản riêng của Philippines, sử dụng xe đầu kéo và rơ moóc Kia KM500 |
Thậm chí trên một số trang tin điện tử và diễn đàn trên mạng của Philippines đã rò rỉ những bức ảnh về một phiên bản BrahMos được Quân đội Philippines đặt hàng riêng.
Theo đó, xuất hiện cả hình ảnh giới thiệu một mô hình một hệ thống tên lửa bờ đối hạm hoàn chỉnh và nguyên mẫu xe chở-phóng tên lửa BrahMos phiên bản riêng của Philippines, sử dụng xe đầu kéo và rơ moóc Kia KM500 hiện có trong biên chế của Quân đội nước này.
Ngoài Philippines, còn nước nào có thể mua BrahMos?
Ông Alexander Maksichev, đồng giám đốc liên doanh Nga - Ấn Độ BrahMos Aerospace hồi tháng 8 vừa qua đã tuyên bố rằng, bất chấp đại dịch coronavirus, danh mục đơn đặt hàng gửi đến Liên doanh Nga-Ấn về sản xuất tên lửa BrahMos đã tăng thêm một tỷ USD chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm.
Vị đại diện của BrahMos Aerospace cho biết, tỷ lệ lớn nhất 40% là đơn đặt hàng của bộ binh, 30% dành cho Không quân và 30% là của Hải quân (gồm cả lực lượng bảo vệ bờ biển, tức là cả 2 phiên bản hạm đối hạm và bờ đối hạm).
Ông tiết lộ thêm, hợp đồng xuất khẩu đầu tiên về cung cấp tên lửa cho nước thứ ba vẫn được dự kiến ký kết vào cuối năm nay nhưng do đại dịch, liên doanh tiếp tục chờ đợi, ngay lập tức sau lúc mở cửa biên giới thì hợp đồng sẽ được ký kết.Tuy nhiên, ông từ chối nêu tên nước là khách mua hàng tiềm năng.
Hình ảnh giới thiệu mô hình hệ thống tên lửa bờ đối hạm BrahMos của Philippines |
Thông tin về khả năng Philippines mua tên lửa hành trình BrahMos cho cả hai lực lượng Lục quân và Không quân đã bị rò rỉ hồi tháng 12 năm 2019. Thậm chí, những nguồn thạo tin còn nói rõ rằng, hợp đồng mua sắm dự kiến sẽ được ký vào quý 2 năm nay.
Tuy nhiên, Nikkei cho biết, sự bùng phát của đại dịch coronavirus (COVID-19) đã làm gián đoạn kế hoạch này. Giờ đây, tờ báo lưu ý, thỏa thuận dự kiến sẽ được ký vào đầu năm 2021 và nhiều phần Philippines sẽ mua phiên bản bờ đối hạm, bởi nước này chưa có các chiến hạm tương tích để lắp đặt tên lửa BrahMos, trong khi cũng không có kinh phí để mua thêm tàu chiến.
Theo Jane's Defence Weekly, ngoài Philippines, Ấn Độ còn đang đàm phán về khả năng bán tên lửa BrahMos cho một số quốc gia Đông Nam Á khác, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, thông tin về các thương vụ này còn chưa rõ ràng.
Giới thiệu sơ hộ về tên lửa BrahMos
BrahMos là tên lửa hành trình siêu âm do liên doanh Hàng không vũ trụ Nga-Ấn BrahMos Aerospace (được thành lập năm 1998) sản xuất. Đây là kế hoạch hợp tác phát triển chung của Trung tâm nghiên cứu-sản xuất của Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
BrahMos được phát triển trên nền tảng của tên lửa P-800 Oniks. Vụ phóng thử đầu tiên của tên lửa diễn ra vào năm 2001.
Các quan chức quân đội Philippines thăm tàu hộ vệ tên lửa F-49 INS Sahyadri (lớp Shivalik) để kiểm tra tính năng hệ thống tên lửa BrahMos - tháng 10/2019 |
Các phiên bản khác nhau của tên lửa (đối đất, đối hạm, đối không) được sử dụng trong cả ba loại hình Lực lượng vũ trang Ấn Độ: Không quân, Hải quân (cả tàu nổi, tàu ngầm và lực lượng bảo vệ bờ biển) và Lục quân. Ngoài phiên bản siêu âm, trong tương lai sẽ có tên lửa siêu thanh.
Ngoài việc phát triển các biến thể dùng cho các quân, binh chủng, Nga và Ấn Độ cũng tập trung chế tạo theo hướng đã nhiệm, để BrahMos có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như đối hải, đối đất, đối không, chống radar, chống máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm…
Được biết, phiên bản tên lửa BrahMos có thể tiêu diệt máy bay AWACS (Máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm) đã được phê duyệt, công tác chuẩn bị để thực hiện vụ phóng đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2024 – ông Alexander Maksichev, đồng giám đốc liên doanh Nga - Ấn Độ BrahMos Aerospace mới đây đã công bố thông tin này.
Ông Maksichev cũng tiết lộ thêm, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos sẽ được chế tạo vào năm 2028.
Hiện nay, kế hoạch chế tạo tên lửa siêu thanh BrahMos được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên cho đến năm 2024-2025 sẽ chế tạo tên lửa có tốc độ 4-5 Mach và giai đoạn hai là cho đến năm 2026-2027 chế tạo tên lửa có tốc độ 6-7 Mach. Các chuyên gia của “BrahMos Aerospace” đã thử nghiệm một số thành tố và bộ phận kết hợp của tên lửa, cho phép phát triển đến tốc độ dự định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025